Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Các tác phẩm của Thầy Nguyễn Khuê, cựu GS Việt Văn QGNT:


Tâm trạng Tương An quận vương qua thi ca của ông (1970)
Nghị luận văn chương (1972)
Tự học Hán văn (1973, tái bản 1995)
Chân dung Hồ Biểu Chánh (1974, tái bản 1998)
Gia Định qua thơ văn xưa (1987)
Những vấn đề cơ bản của chữ Nôm (1987)
Từ điển Hán - Việt (1991)
Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập (1997)
Hương Trời Xa Bay (Thơ, 1998)*
Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (Soạn chung, 1999 và 2000)
Cõi Trăm Năm (Thơ, 2002)**
Ba mươi năm cầm bút (2004)
Sơ lược và ảnh hưởng của Chư tổ Thiền Thái Tông (2005)
Trăm Năm Là Cuộc Lãng Du (Thơ, 2005)***

*Biết đời như mây bay
Sao mãi nhặt cho đầy
Ra đời hai tay trắng,
Lìa đời trắng hai taỵ

**Mây bay nước chảy hững hờ,
Đá mòn rêu bám bên bờ thời gian.
Trăm năm là cõi hợp tan,
Chuyện đời dâu biển phiếm bàn mà chơi.

***Đời muôn màu muôn vẻ,
Nhiều điều chưa nói ra
Ai người sau tri kỷ,
Xin nói tiếp thay ta.

Tài liệu trên đây do Thầy Nguyễn Văn Xiêm, cựu GS Anh Văn QGNT và ĐHVK Saigon, cung cấp.




Hồi hương ngẫu thư
Hạ Tri Chương

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cảI, mấn mao thôi.
Nhi đồng tương kiến bất tương thức,
Tiếu vấn: “Khách tùng hà xứ lai ?”

Nguyễn Khuê dịch:
Ngẫu nhiên viết khi về làng

Thuở nhỏ ra đi, trở lại già,
Giọng quê chẳng đổi, tóc sương pha.
Trẻ con trông thấy không quen biết,
Cười hỏi: “Khách người ở chốn xa ?”

Lương Châu từ
Vương Hàn

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm, tỳ bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?

Nguyễn Khuê dịch
Bài hát Lương Châu

Rượu bồ đào, chén dạ quang,
Chưa vơi, trên ngựa tiếng đàn giục đi.
Say nằm bãi cát cười chi,
Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về.

Dạ tứ
Lý Bạch

Sáng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Nguyễn Khuê dịch:
Tưởng nghĩ trong đêm

Ánh trăng chiếu trước giường,
Ngỡ mặt đất mờ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Ba bài trên trích từ Hán Văn Tân Khoá Bản của Nguyễn Khuê)

Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc
Tâm trung thường thủ tự kiên kim

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

江怀周别


Chu biệt giang hoài tức mộ ưu
Đường xuân lạc đạo trạc tuyền ưu
Hán Dương mộng lí ngôn vô trác
Đề kỵ viễn thư vạn sự ưu

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

THẦY!


Những ngày nầy, danh xưng Thầy được dùng với mật số dầy đặc khắp mọi nơi
Thầy vẫn đi về lặng lẻ, Thầy vẫn có mặt ở mọi nơi và đặc biệt, trong một góc nhỏ nào đó, từ trong sâu thẩm của những trái tim nặng lòng tình nghĩa, người thầy nói chung vẫn là những dấu lặng gợi nhớ bao nổi niềm…


Bài học nằm lòng như than lữa thầy ơi
Chúng con đã thuộc đâu mà tóc thầy bạc hết
Nếu biết thời gian và cuộc đời là khe khắc
Chắc vỡ học trò không nở trắng từng trang
Nếu biết bạn bè giờ đứa đầu non cuối bể
Biết tìm đâu cái thời trong trẻo ấy
Để ôm ghì ánh mắt mà hôn…

Còn tiếp

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

Internet Việt Nam


Net thì lúc cần không lên được… Xứ sở nầy vậy đó!- Một anh bạn ở Tà Niên – Tắc Cậu nhận xét rất vô tư… không có gì phiền toái…. Vượt một chặng dài hơn 300km, đến với xứ sở của những chiếc vỏ lải, những câu vọng cổ đưa tình, trao tình hay nói lên tình gì không biết? Chỉ biết, chỗ nào cũng nghe, chỗ nào cũng gặp. Sông Cái Lớn, sông Cái Bé xuôi về Chắc Cà Đao rồi chảy qua sông Trèm Trẹm…
Nơi đây, chính là chỗ Nguyễn Trung Trực khởi binh, chỗ dân làng Tà Niên dệt chiếc chiếu hoành tráng lót đường cho Cụ Nguyễn bước lên pháp trường. Con rạch Cái Thia chảy về Tắc Cậu, lời trong một bài vọng cổ cũng chính là chỗ nầy…
Mấy Anh bạn ở Rạch Sỏi nhiệt tình quá. Có việc nhờ cậy, các anh lao vô liền, đưa đường, dẫn lối, tư vấn, thiết kế toàn bộ chương trình cho chuyến đi…Hòa Trân, người bạn cũ vẫn cái hài và vẻ iêu đời của năm nào, sự nhiệt tình lúc nào cũng toát ra dù là việc riêng hay chung… L.T.Tấn, dân Tà Niên chính hiệu chỗ nào cũng biết, sành điệu hết chỗ nói …Mình lại nợ các bạn nữa rồi!
Nợ dòng sông, nợ một câu hát đưa tình…

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010




閣 中 帝 子 今 何 在?
檻 外 長 江 空 自 流



Các trung đế tử kim hà tại?
Hạm ngoại trường giang không tự lưu.



Vua con đâu không thấy! Chỉ thấy lên xuống 9 bậc thềm nhà oãi quá…
Trên trời mây trắng vẫn bay. Ngoài kia, dòng đời vẫn xoay…Tiếc cho Vương Bột 29 xuân xanh, hết một đời người nhưng chưa qua được một kiếp người…

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

Đò ơi!


Tôi vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây tiếng gọi đò của một anh bạn quê ở Thạnh Phú…
Đò ơi! Đò ơi, gắn liền với sông nước, gắn liền với những trái bần chua ăn vào nhắm mắt, gắn với màu đỏ quạch của con nước nổi tháng 10, của cá chốt nấu với lá me non, của những vạt dừa nước bị sóng đánh làm tách khỏi mình mẹ trôi dật vờ…
Nước trôi, nước chảy xuôi dòng. Nơi tôi lớn lên cách xa anh bạn gọi đò hơn 100 cây số: Phía bên ni, Cù lao Ngũ Hiệp của con sông Cửa Đại, phía bên tê, Vàm Băng Cung của con sông Hàm Luông. Xa nhau thế, nhưng cái tình với dòng sông thì như một. Con sông đã nuôi lớn chúng tôi. Đã đi vào những giấc mơ, đã hằn lên những đường rãnh sâu trong ký ức tuổi thơ những tiếng nhạc lòng êm ái...
Sáng nay, trời đổi gió, những ngọn gió lạc lỏng từ vùng nội Mông mang theo cái lạnh của phương Bắc tràn về. Ngồi nhớ Trọng Toàn với tiếng gọi ‘’ đò ơi’’da diết. Ngoài trời mưa lất phất, muốn đi ra ngoài đường cũng thấy ngại…Ước gì có hắn ở đây để mình lý giải về việc dùng từ ‘’ va đập’’ khi nói về hắn… Va đập…Nếu ai đã có một lần ngồi trên những chiếc ghe/ xuồng miền sông nước, khi vào những Bến chợ quê, xung quanh toàn là ghe với ghe, xuồng với xuồng… Chen nhau tìm một chỗ đậu, nghe tiếng va chạm hai bên mạn với những âm thanh quen thuộc mới thấm thía từ va đập…Có một quy định bất thành văn của dân sông nước: Va chạm nhau ầm ầm( Cũng giống như trên bộ, xe cộ va quẹt nhau) nhưng không ai phiền ai, cũng không ai lớn tiếng với nhau. Va đập thì cứ va đập, mạnh ai cũng đều gấp gấp để chạy cho xong buổi chợ…Ngộ thiệt! đụng thiếu điều bể ghe, vẫn nhăn mặt cười trừ, mà lại cười thân thiện nữa chứ?
Có nên không khi lấy việc nầy để suy gẫm về ‘’ cuộc đời tấp nập’’mà con người dong ruỗi mỗi khi gặp phải sự ‘’ va đập’’???

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

Laiser passer




Hãy cho qua
Thế là xong! Một chuyến đò ngang nữa lại sang sông… Mọi người đã sang sông nhưng tiếng sóng vẫn còn vang mãi trong lòng người đưa tiễn. Đợt nầy, lớp có nhiều chuyện khó quên…Chuyện sáng kiến kinh nghiệm sắp xếp cho 9 người đi trên một chiếc Taxi 4 chỗ tại Phan Thiết, chuyện 1001 đêm trên bãi biển Ninh Chữ, chuyện mua những cây Bằng lăng dọc đường gió bụi…
Trường giang, sóng sau xô sóng trước. Lúc nào cũng vậy, thế hệ sau đều có những con người góp nhặt hết cái hay của thế hệ trước làm tài sản cho riêng mình. Họ hay, họ vượt trội là tín hiệu rất mừng…Nhiều nhiều lắm... làm sao nhớ tên hết những con người đáng yêu nầy : Anh D ở Ba Tri, dân TDTT nhưng rất sâu lắng và tinh tế trong nhận xét, T BảoThạnh, nhiệt tình và bao quát, không bao giờ bỏ xác đồng đội tại chiến trường. P của Thành Phố BT, dân ở tại trường VIP của TP trăm công ngàn việc nhưng đã ‘’ làm’’ là ‘’ làm’’ tới bến... gà nòi hai hàng trơn thứ thiệt, không bao giờ ‘’ rót’’ Chân thật và kiệm lời, nhưng ai gần cũng ‘’ khoái’’Tư lệnh N.N.Đ của Nhơn Thạnh rất sành điệu, lúc nào cũng tự tin và ước đoán trước mọi tình huống. Có anh, mọi người yên tâm, con người luôn để cho người khác vui trước mình vì anh luôn tâm đắc việc ‘’ ngăn chận sự hưng phấn của người khác là một tội ác’’trẻ tuổi nhưng phong cách chỉ huy rõ nét đó chính là NNĐ. TT của Thạnh phú thì không phải nói... hơn 20 năm ở phòng GD, va đập và tiếp xúc trên giao diện rộng, Anh lúc nào cũng là thủ lĩnh của cả nhóm. Thu hút người khác về phía mình là cái lớn nhất của TT. Đò ơi ! Đò... ơi ! tiếng gọi đò trong lúc vui cũng là lời tự bạch của TT mỗi khi xong việc một cách đề huề... Bao quát, có sở trường về khâu tổ chức, luôn chu toàn mọi việc...H.T.H của Tân Thạch, con nhà nòi, tự xưng mình là nhỏ với Thầy cô nhưng cách nghĩ và việc làm thì không nhỏ. Một HT có thể nói là’’ móng vuốt’’ của CT. Khiêm cẩn, nhưng cũng khá hài hước, một chi tiết rất cần có của người chỉ huy.....Ch của Quới Sơn e dè và ngại đủ thứ, vẫn nhiệt tình và ham vui nhưng còn ngại nhiều chuyện...Cái gì cũng nhận ra được, nhưng lo không biết có xong không ? – sợ bị phiền. Anh nầy, cần cho đi chinh chiến nhiều mới rèn được... Nhiều nữa, nhớ không xiết, mấy cô rất phong cách, mổi nguời một vẻ ; N Chợ Lách, L Bình Đại, L lớp phó. Rồi thì anh Nhuận của TH, tác giả của SK 9 người trên một chiếc Taxi, trẻ, phong lưu, sành điệu, kiệm lời nhưng cái cười rất thân thiện...
Nhớ thì nhớ nhiều, những con người đã cho tôi khá nhiều ấn tượng. Làm sao liệt kê ra đây hết...Cầu mong cho những con người thân thiết, những người trong chuyến đò ngang vừa qua sông hôm rồi gặp nhiều cơ mai trên những chặng đưởng phía trước

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Lý Bạch nói vậy có đúng không ?

深 藏 身 與 名
閒 過 信 陵 飲
Sự liễu phất y khứ,
Thâm tàng thân dữ danh.


Việc xong, rũ áo ra đi,
Xoá nhoà thân thế, kể gì tiếng tăm.

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

CHIM SẺ GỌI ĐẠI BÀNG …


Quên nhớ lung tung… không vào được trang khoa SP đành mượn blog nầy nhắn với các chiến hữu 3 lớp HT năm rồi:
- 26/10/2010 về trường Tổng kết nhận bằng TN…
Nhớ, bạn nào xem được thì hãy thông tin cho các chiến hữu cùng học chung lớp…

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

CHÀO NET


Thế là hơn 3 tháng gác lại mọi thứ để lo cho cái “ rúc ra, rúc vào” của cả nhà… Nửa đêm thức giấc, đi vòng vòng… mình bái phục mình thiệt… Dù sao vẫn làm được một cái gì đó để lại…
Sáng nay, đi tìm một nghệ nhân khắc đá. Mai mắn thiệt, gặp vàng ròng; Anh nầy là một nghệ sĩ tài ba, nhưng bất cần đời. Có lẻ mình khen vì Anh ta biết rõ tác phẩm “ Tiếc thương” của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh trước 75. Như mèo Doremon gặp phải bánh rán… ngồi suốt buổi chiều với Anh, khám phá nhiều điều… Ra về với những ý nghĩ” Thì ra những cái đầu lớn chỗ nào cũng có, bên lề đường, ở một góc khuất chớ đâu cần trong những căn nhà uy nghi…
Tìm lại được “ cố tri sau một thời gian dài thất lạc….34 năm rồi mới gặp được nàng… ôi chu choa….Tôi sẽ nhờ Anh bạn nầy khắc nàng vào tấm đá Ruby đen đang tính không biết dùng vào cái gì đây…


Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

KHÔNG ĐÂU CẢ…

Mưa như như không còn dịp nào để mưa nữa hay sao?Tháng sáu trời mưa…trời mưa không dứt…Điệp khúc mưa trong tháng 6 âl gần như không thay đổi trong những năm gần đây…Mưa!mưa gợi nhớ nhiều điều…Mưa dầm… buồn … thơ thẩn trốn mưa trong căn nhà tạm dựng lên để chứa những vật dụng của căn nhà cũ… Bổng dưng gặp lại những món đồ vật mà đã có một thời chủ nhân đã chuyển cả hơi ấm, cả mồ hôi, công sức vào đó…Tiếc ư? Không!Ta không tiếc giá trị của nó… chỉ buồn, buồn cho số phận của những cái đó ngắn quá! Trong nhịp sống hiện tại, nó không có chỗ đứng. Nó phải bị đào thải, phải bị chủ bỏ quên và bị những người không tốn công sức làm ra nó phá tan…Góp nhặt, sắp xếp lại… buồn hiu ! Buồn cả buổi chiều…Phải rồi, nó chỉ còn một chỗ đứng trong sự hoài niệm quá khứ của người nặng lòng với nó…Giận quá! Nguyền rũa những con người vô tâm…” muốn hái trái thì sẳn sàng đốn cả cả cây..”
- Mà có lẻ cũng nên chữi cả chủ nhân của nó;một con người hoài cổ và thủ cựu…..

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2010

Bóng nhỏ đường chiều


Thanh Thúy, giọng ca một thời đưa giới trẻ vào những cảm giác hư hư, thật thật. Cái cảm giác trốn chạy, rủ bỏ tất cả để tìm quên trong những quán café nhạc.Ca từ, giọng hát run run, khàn khàn của người nghệ sĩ vang ra từ cái máy AKAI,cộng với những điếu CAPSTAN lẻ đã có lúc là một nhu cầu khá lớn của không ít người. 40 năm, mới đó mà đã 40 năm… 4 thập kỷ với bao đổi thay… Sự đời, thiệt không biết đâu mà ngờ ….Xin hãy trở lại, trở lại dù một chút xíu cảm giác của những ngày xưa … ngày xưa thân ái




Thứ Hai, 5 tháng 7, 2010

??


Tam thập nhi lập; (三十而立)
Tứ thập nhi bất hoặc; (四十而不惑)
Ngũ thập nhi tri thiên mệnh; (五十而知天命)
Lục thập nhi nhĩ thuận; (六十而耳順)
Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ. (七十而從心欲,不踰矩)
(Luận Ngữ)

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

VĨNH BIỆT BẢY HIẾU


Tôi tư duy? Tôi nghĩ về sự hiện hữu? Những điều nầy quá cũ,,, Những ý tưởng của thời kỳ mới bắt đều quen với sự mơ mơ tưởng tưởng .. Bây giờ, có lúc mình vẫn tự hỏi?
Hỏi cuộc đời, hỏi người đối diện, hỏi cả cõi hư không? Vẫn một câu “hỏi lớn không lời đáp....”Vượt gần 50 cây số trong đêm, sau khi dạy xong lớp tại chức để đi đến đưa tiễn một người Anh, một người bạn tâm giao về với cát bụi. Lần nầy, cuộc chia tay buồn quá. Nguyễn Văn Hiếu, Bảy Hiếu…Nói gì bây giờ… Anh là SV xếp lọai xuất sắclớp CT Toán, một trong ba học trò cưng của Thầy Trần Tráng,cùng với Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai và Đặng Hoài Dũng( An Giang)… Anh là dân TX, sống, công tác và ở lại Thạnh Phú theo đúng nghĩa đen của nó. Giáo dục Thạnh Phú biết Anh từ những ngày đầu sau 75….Người “khô đét”( không còn kích cở nào để gầy nữa… )gặp nhau, sau cái nheo mắt thân thiện là cái mới tuôn trào. Anh luôn hướng người đối diện vào những ý tưởng mới… Nhiều… nhiều lắm… chỉ biết, chơi với Anh rất lâu nhưng chưa bao giờ nghe Anh ca thán, chưa thấy Anh tỏ thái độ bi quan.. chán nản…
“ Bắt gân”” Một mình một ngựa một thanh gươm”” Lập trường bấm không lủng”là những câu Anh thường dùng…
Ngày xưa, đi học ở TP,chiều nào cũng ra cafe” chuồng bò” 4 đứa.. giờ chỉ còn 3.. Long Thọ thì về Ba Tri, Tâm Rép, TP cũng ít gặp nhau dù ở chung địa bàn…
Xin cảm ơn Anh đã cho tôi làm quen, được thân và được nhận ở Anh nhiều điều trong cuộc sống…

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2010

NGHE BẢN NẦY NHỚ CAFÉ NHẠC CỦA NHỮNG NĂM 70 THẾ KỶ TRƯỚC QUÁ!













Where do I begin?
To tell the story of how great a love can be
The sweet love story that is older than the sea
The simple truth about the love he brings to me
Where do I start?

Where do I begin?
To tell the story of how great a love can be
The sweet love story that is older than the sea
The simple truth about the love he brings to me
Where do I start?

Like a summer rain
That cools the pavement with a patent leather shine
He came into my life and made the living fine
And gave a meaning to this empty world of mine
He fills my heart

He fills my heart with very special things
With angels' songs, with wild imaginings
He fills my soul with so much love
That anywhere I go, I'm never lonely
With him along, who could be lonely?
I reach for his hand, it's always there

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2010

BÀI HÁT CỦA NHỮNG NĂM THÁNG ĐÃ QUA



Adieu Jolie Candy
Adieu jolie candy
c’est à orly que finissent les vacances a Paris
Adieu jolie candy
une voix t’appelle,
C’est l’heure déjà de t’en aller
Dans cette avion qui t’emmène vers l’Angletterre

Adieu jolie candy
Tu m’écriras
Tu le dis mais on dit toujours ca
Adieu jolie candy
Je regretterai ton sourire et tes fautes de francais
Mais cette avion te ramène en Angletterre

Adieu jolie candy
Adieu jolie candy
Je deviendrai un souvenir une photo de vacance
Adieu jolie candy
Celui qui t’aime, la bas il a bien de la chance
Adieu Candy
Adieu
Adieu

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2010

Một thời để ...

Chút ánh sáng cho cuộc đời
Cất tiếng hát cho một Người
Có mắt biếc soi nụ cười
Tươi như cánh hoa tình ái

Đã biết nói yêu một lần
Sẽ thấy đớn đau thật gần
Sẽ thấy nắng phai nhạt dần
Khi vương vấn trong tình yêu

Đời là một thời để yêu
Yêu trong bóng đêm lẻ loi
Yêu cho bao nỗi đắng cay
Yêu cho quên từng ngày tháng

Tình là một lần được mơ
Mơ trong bóng đêm lẻ loi
Có những chiếc lá úa rơi
Rôi chơi vơi vào trời tối...

Có biết đắng cay một lần
Mới tiếc nuối ân tình này
Mới biết nhớ mong từng ngày
Như khi thấy nhau lần cuối

Hết đắm đuối trong cuộc tình
Hết đứng ngóng trông Người tình
Sẽ thấy đớn đau một mình
Như khi tiễn nhau lần cuôi..

Những phút cuối trong cuộc đời
Vẫn thấy nhớ thương một Người
Lúc nhắm mắt xin nụ cười
Thay cho chiếc hôn lần cuối.

CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ

Còn Chút Gì Để Nhớ
Tho VU HUU DINH - PHAM DUY pho nhac

Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương

Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên tóc em ướt và mắt em ướt
Nên em mềm như mây chiều trong

Phố núi cao phố núi trời gần
Phố xá không xa nên phố tình thân
Đi dăm phút đã về chốn cũ
Một buổi chiều nào lòng vẫn bâng khuâng

Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
Mai xa lắc trên đồn biên giới
Còn một chút gì để nhớ để quên

Còn một chút gì để nhớ để quên


Một chút yếu mềm hòai niệm về trường xưa



Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

VIẾT VỘI


Chưa đầy 2 tuần mà dẫn 2 lớp CBQL đi thực tế bộ môn ở hai địa phương Phan Thiết và Phan Rang… Về nhà lại nhào vô ba cái chuyện họp hành …Lu bù quá. Tuy nhiên vào tận sào huyện của người Rắclay trong một lòng chảo giữa hai quả đồi, cách biệt với cuộc sống nhộn nhịp bên ngòai mới thấy mình còn nhiều cái đáng để trân trọng trong cuộc đời nầy quá. Một xứ sở với tòan nắng – gió – cát và xương rồng… Thiếu nước trầm trọng… những con người ở đây vẫn sống, sống trong chế độ mẫu hệ, người phụ nữ gánh vác hết mọi công việc. Người đàn ông, sáng ra, với chiếc gùi trên vai vào rẩy quơ quào vài trái bắp, mớ cũi đủ để đổi lấy 01 xị rượu là xong việc… Cứ thế, đời nầy sang đời khác…. Các en nhỏ người dân tộc, với ánh mắt ngây dại, ngơ ngác nhìn người lạ đi vào thôn sao mà “ nặng nề” quá. Đến giờ, tôi vẫn không sao quên được những cái nhìn ấy. Trong ánh mắt của các em có hàm chứa sự hằn thù không? Bất công thì ở đâu cũng có nhưng ở đây sao mà nhiều quá….!
Về tới nhà, với chiếc túi xách rổng trên tay Cái hăm hở khi đi bay đâu mất hết. Ai đó hỏi, có quà gì không? Có! Quà là sự ưu tư và tiếng thở dài …Biết đến bao giờ những con người đi chân trần trong cát mới chạm tay vào nhịp sống chung ???

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2010

Tình như khói mây, tình đến cùng ta ….ôi là cuộc tình



1972. Một chút gì để nhớ để quên


Il était une fois un petit garçon
Qui vivait dans une grande maison
Sa vie n'était que joie et bonheur
Et pourtant au fond de son cœur
Il voulait devenir grand
Rêvait d'être un homme.
Chaque soir il y pensait
Quand sa maman le berçait

Chorus :
Donna Donna Donna Donna
Tu regretteras le temps
Donna Donna Donna Donna
Où tu étais un enfant

Puis il a grandi, puis il est parti
Et il a découvert la vie
Les amours déçues, la faim et la peur
Et souvent au fond de son cœur
Il revoyait son enfance
Rêvait d'autrefois
Tristement il y pensait
Et il se souvenait

Chorus:

Parfois je pense à ce petit garçon,
Ce petit garçon que j'étais.

ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

XA!


Một thói quen, nói đúng hơn là cơn nghiện: Nóng quá, không ngủ được thế là lấy xe về Mỹ Tho? Căn bệnh nầy khởi phát từ khi chiếc cầu Rạnh Miểu liền nối hai bờ Nam với Bắc. Cảm giác tìm lại những dấu chân xưa khi chầm chậm chạy qua những con đường quen thuộc của hơn 35 năm về trước. Đi vào những con hẽm vắng tanh, không một bóng người: Chỗ nầy, ngày xưa ta giăng mùng ngủ trong những đên đi gác, chỗ nầy có cô hàng cà phê với cái răng khểnh.. chỗ nầy! chỗ nầy… Trước cổng trường, đứng thật lâu nhìn hàng chữ Nguyễn Đình Chiểu mà như không nhìn. Thật ra, giữa đêm khuya, canh vắng, đâu thể nào gợi tả được không gian của những buổi chờ đến giờ vào lớp của ngày nào. Sân vận động ngày đó giờ là Nhà Văn hóa Thiếu nhi… mất hết rồi những trò nghịch phá của tuồi học trò…Về ngôi trường mình học “ nhảy”, muốn hỏi xin chủ nhà trước cổng trường để vào nhắc ghế ngồi ở hàng hiên sống lại cảm giác những ngày bỏ học ngồi cả buổi tại đây. Tất cả chỉ là lặng im…Tìm một chỗ uống cà phê bên bờ giếng nước lớn. Cố gắng lắng nghe và hình dung cảnh những chiếc trực thăng cứu thương chở xác lính đi – về. Hết. Đâu mất hết rồi, ngay cản cái tên những con đường…! Có chăng chỉ là hoài niệm. Níu kéo và hồi ức quá khứ là biểu hiện của tuổi già. Có già đâu? Có lẻ đây là dấu hiệu dự cảm cho quỹ thời gian của đời mình không còn nhiều nữa. Sáng mai, ta vẫn là một con ong ngỗ ngược. Con ong thợ lười biếng và hay làm việc khác người. Không sao! Vẫn có thể chấp nhận được vì mình vẫn còn làm việc với tư cách là con ong thợ… XA! Bây giờ mọi thứ đều đã xa…Ta cũng xa và điều mong đợi cũng xa…….


Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

VẦN BẰNG KHÔNG CÓ CHỖ GIEO


Đời cần một cơn gió
Để cuốn mọi thứ đi
Đời cần tiếng chim ri
Làm xao lòng lữ khách
Sau mỗi lần tự bạch
Thay dấu thánh thường ngày
Là giây phút lặng im
Nghe tim thì thầm nói
Đời bổng dưng bốc khói
Đòi có cuộc chia ly
Đời ngoảnh mặt quay đi
Nhân gian quỳ sụp xuống
Đời có khi luống cuống
Xao xác mắt trẻ thơ
Đời tạo cảnh bơ vơ
Cho thi nhân được sống
Đời cần một khoảng trống
Để hoài niệm vô thường
Trong tất cả con đường
Hỏi lối nào về tới?

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2010

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010

TUYỂN DỤNG”NHẠC TRƯỞNG”


Soạn một lúc 04 đề thi cho các lớp quản lý… Gọt từng con chữ theo nội dung của các yêu cầu sao thấy nhiều khoảng trống quá? Sách vỡ nói một đường và những điều trong thực tế thì còn xa… Nhiều quan điểm, quan niệm có giấy chứng sinh đàng hoàng mà không có giấy khai tử? Nó lộng hành vô chừng, muốn vận dụng sao thì tùy… Có lẻ những người đang làm công việc adminatrations đang bận trăm công ngàn việc, không có thời gian dạy dỗ những đức con tinh thần do mình sinh ra ? Khổ thiệt!

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010

Ru ta ngậm ngùi




Ru ta ngậm ngùi
Trịnh Công Sơn, 1970-71

Môi nào hãy còn thơm
Cho ta phơi cuộc tình
Tóc nào hãy còn xanh
Cho ta chút hồn nhiên
Tim nào có bình yên
Ta rêu rao đời mình
Xin người hãy gọi tên

Khi tình đã vội quên
Tim lăn trên đường mòn
Trên giọt máu cuồng điên
Con chim đứng lặng câm
Khi về trong mùa đông
Tay rong rêu muộn màng
Thôi chờ những rạng đông
Xin chờ những rạng đông
Đời sao im vắng
Như đồng lúa gặt xong
Như rừng núi bỏ hoang
Người về soi bóng mình
Giữa tường trắng lặng câm

Có đường phố nào vui
Cho ta qua một ngày
Có sợi tóc nào bay
Trong trí nhớ nhỏ nhoi
Không còn không còn ai
Ta trôi trong cuộc đời
Không chờ không chờ ai

Em về hãy về đi
Ta phiêu du một đời
Hương trầm có còn đây
Ta thắp nốt chiều nay
Xin ngủ trong vòng nôi
Ta ru ta ngậm ngùi
Xin ngủ dưới vòm cây

Mỗi khi bắt đầu khởi động máy, tôi thường kiểm tra xem Cao Thọai Châu hôm nay nghĩ và nói gì? Tôi luôn dành một sự im lặng bên điếu thuốc và một cái hít thật sâu để từ từ đếm từng con chữ của Anh. Sự im lặng thay cho lời muốn nói cũng là một cách chia xẽ… Có một ông bạn nặc danh nào đó thắc mắc tại sao blog bạn nhiều để bên cạnh mà thơ CTC không thấy ai bình phẩm gì?? Nhắn với Anh bạn gì đó nên ví mình như con sông và hãy nghe sông nói:
Còn bao nhiêu điều (sông) chưa nói ra
Nhưng mặt nước làm sao nói được
Đời êm ả, nên xuồng thôi lắc
Vững tay dầm, sóng vỗ thành thơ


Thứ Ba, 6 tháng 4, 2010


Nóng quá, không tài nào ngủ được. Thèm những ngọn gió rao rao, để cho lòng thêm đau, dạ thêm đớn. Thèm những ngọn gió re re để cho lòng thêm se, dạ thêm thắt ….Ừ nhỉ! Ngọn gió đi từ đâu tới? Không ai biết gió đã đi qua những vùng, miền nào? Gió đi, gió mang theo những hơi hướng của từng vùng. Trong gió, có vị mặn của muối biển, có cái khô hanh của những con giồng cát nắng cháy, có cả mùi thơm của trái chín trong vườn. Gió làm dịu cái nóng nực của những ngày thiếu nước, cũng có khi gió giận, gió không vừa lòng làm lật tung tất cả…. Gió đến, rồi lại đi… Cứ thế, cơn gió khác lại tới …
Tìm làm sao được ngọn gió mát năm nào?
Để rồi chợt nhớ,
Cơn gió cũ qua rồi đời vẫn mát
Mỗi góc phố một khoảng trời xanh ngắt
Lại đưa ta về trong mắt của tình yêu

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2010

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

CÓ MỘT GIA TỘC HỌ TRẦN ĐI TỪ THÁI BÌNH ĐẾN CÀ MAU


Bấy lâu nay, khi nói về vùng đất phương Nam, mọi người thường gắn liền với công trạng của các vua quan triều Nguyễn. Bài thơ NHỚ BẮC của tướng Huỳnh Văn Nghệ sau khi nhắc đến thanh gươm đi mở cõi đất Thăng Long thì Nguyễn Hoàng, được xếp như là người đứng ở vạch xuất phát của cuộc hành trình về Nam trong bài thơ để đời trên . Sau đó, các vị "vua con", mỗi người một công sức, thậm chí các quan lại như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu ... , những cái tên được xếp vào hàng” Khai quốc công thần”của công cuộc chinh phục mãnh đất phương Nam… Cũng phải thôi! Những con người trực tiếp khai phá, dọn dẹp thì phải được ghi tên vào những bảng son, thếp vàng, phải được ngưỡng vọng trước- trong và sau các nghi thức” duy linh”- “ tế tự”. Có một chi tiết mà mọi người bỏ quên. Một sự thật lịch sử quan trọng, đánh dấu bước mở đầu của làn sóng di dân về phía Nam. Có thể nói, chỉ ngón tay về phía Nam là ý tưởng của các vị vua Nhà Trần. “ Hành phương Nam” là do các vị vua Nhà Trần nhen nhóm lên. Bắt đầu từ việc trong dân gian có câu:
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo

Đó là, nàng khi công chúa Huyền Trân vừa đi vừa khóc, đứt ruột, nát gan, cắn răng chia tay với người tình Khắc Chung, xếp một vải lụa hồng vào hành trang, từ biệt mọi người để đem thân đổi lấy hai châu Ô và Lý. Có thể xem đây là thời điểm xuất phát của quá trình mở cõi đất phương Nam? Vào Nam, cùng đi theo bước chân hồng nhan yêu đuối ấy là những con người của xứ ngũ Quãng, họ không mang xách được những thứ gì hữu hình thì mang theo cả một sự hoài niệm về cố hương: Một nếp nhà vườn, một vài tập quán quê nhà. Liêu xiêu vài câu hát ru con là hành trang chính để lần dò về phía Nam kiếm sống.
Dựng nghiệp, tùy vào mỗi nơi, mỗi chỗ, đâu đâu cũng có thể bắt gặp những bản sao mờ nhạt của một miền quê nghèo khổ đóng dấu chất Việt trên vùng đất mới. Khi ẩn, khi hiện, lúc đậm, lúc nhạt, những nếp nhà mà từ trong quá khứ, qua năm tháng, tổ tiên, ông bà, làng xóm của họ đã tạo nên. Trên vùng đất mới, gặp những cư dân bản địa là người Khơmer hiền hòa chân chất, gặp người Minh Hương chạy tránh sự săn đuổi của triều đình nhà Thanh, phải lo chạy kiếm cái có để mà ăn, mà ở…. Ba, bốn cái sự “ chạy” ấy gặp nhau, hòa vào nhau, tạo nên một bản sắc văn hóa đặc thù: Văn hóa Nam bộ .Người Nam bộ, Lo chạy suốt, lấy đâu ra dịp để mà lý lẻ, lập luận. Người Nam bộ không quen nói nhiều. “Làm”, “ mần” cái đã rồi hãy nói. Chính cái “ mần”, cái “ làm” đó đã tạo nên chất keo kết dính, một sức mạnh thần kỳ lật tung những trở ngại phía trước thay cho vũ khí là lưỡi gưom bén đất Thăng Long. Cần gì gươm bén để đánh dẹp! Có khi, gươm bén không làm được việc, khi mà hoàn cảnh mới không có chỗ cho nó phát huy tác dụng. Đất rộng, người thưa, có ai chống lại đâu mà cần gươm bén? Lớn lên bằng việc” làm” và “ mần”, đi cùng với cơ cực là người bạn đồng hành, xung quanh là “đồng không mông quạnh “ Mở mắt ra là thấy khổ cực,thử hỏi làm sao mà họ nhìn đời bằng những gam màu tương sáng được? Âm hưởng của bài ca vọng cổ buồn phần nào nói lên điều đó. Những bài “Nam ai, Bắc oán , lý quạ kêu, lý con sáo, … là tiếng lòng của những con người ở đây đó thôi. …
Nói gì thì nói, các vua nhà Trần mới chính là tác giả của kế hoạch Nam tiến. Lấy một người thân cành vàng lá ngọc là công chúa Huyền Trân để đổi lấy hai châu Ô và Lý, bước mở màn cho cuộc hành trình mở cõi. Sự thật lịch sử là như vậy. Điều không thể chối bỏ hay phủ nhận là triều đại nhà Trần, ngoài công trận lớn trong cuộc chiến 3 lần chống quân Nguyên xâm lược, còn có một công trạng lớn nữa trong việc dựng nước, mở mang bờ cõi. Công nầy lớn cũng không kém gì công giữ nước ?
Hỏng biết có phải không? Hay tui có vợ họ Trần, nịnh đầm rồi tổng hợp lung tung, không khéo mích lòng lớn đây?

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010

CHẢY ĐI SÔNG ƠI


Nắng nào không gay ánh mắt?
Mưa nào không ướt lòng thơ?

Thời tiết đỏng đảnh, mấy hôm nay, nóng như thiêu- đốt. Nhớ cây cầu chuồi xuống con rạch phía sau nhà, Nhớ cây dừa ngã ra sông mà lúc nhỏ cả bọn con nít lần ra để nhảy ùm xuống con sông vào những tháng oi nồng như thế nầy. Con sông Tiền đoạn giữa. Con sông đã gắn liền với những tháng ngày mà mình lớn lúc nào không nhớ được? Mỗi lần đi ngang qua cầu Rạch Miểu, bài hát “ Trở về dòng sông tuổi thơ của Xuân Hồng luôn hiện về. Nhớ những đọan … ôi…những năm tuổi thơ, đã đi về đâu, để mình tôi nhớ nhung bây giờ…
Thời gian hơn ba mươi năm. Thời gian ba mươi năm, bà mẹ tóc bạc phai màu. Thời gian ba mươi năm hằn lên muôn vết khổ đau…Liều thuốc thời gian chỉ có tác dụng giảm đau, chớ không xóa đi những vết sẹo trong quá khứ . Tóc bạc . Sự đổi màu trên mái tóc, không làm phai nhạt nỗi lòng khi nhớ về chốn cũ.
Vết sẹo thời gian
Lần theo năm tháng
Vết sẹo của những vui, buồn trong hành trình hướng đích. Nó như một chất gây nghiện. Trong một hoàn cảnh, trong một giây phút nào đó, nó đưa ta về với bến bờ của sự thanh thoát, nó xô đi những vụt vặt đời thường… Và lúc ây, cảm giác trôi, trôi như con nước hiền hòa của dòng sông phía hạ lưu . Bềnh bồng, lặng lẻ. Chầm chậm xuôi về hướng mặt trời. Con sông quê tôi hiền lắm. Mỗi năm, sông giả bộ giận “lẩy” leo lên bờ vào tận mé hiên nhà. Như vậy là giận lắm rồi đó!
Nhớ con sông quá! Thời tiết nầy, thèm tắm sông quá !

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

PHÍA SAU HÀNG CAU ẤY LÀ DẤU CHÂN LẶNG THẦM ...


Có người khen cái cổng nhà mình, khen cọng cỏ, cây rau trong vườn mình… Đúng quá thôi! Của mình mà! Dù mộc mạc đơn sơ, nhưng là của mình thì bao giờ cũng đẹp
Nhà tôi ở đó! Ngõ nhỏ, Phố nhỏ, một chút ‘’nhà quê’’ lạc lỏng giữa lòng Thành phố

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010

NÀNG THƠ BỊ HIẾP


Thế là nàng thơ Việt Nam thông qua chứng minh thư với cái tên “ Ngày Thơ Việt Nam” được 8 tuổi. Đối với xứ dừa, kể từ ngày đầu tiên tổ chức hoành tráng trước tiền sảnh lăng cụ Nguyễn Đình Chiểu tại Ba Tri, đây là lần thứ 8, nàng thơ ra mắt trước công chúng.Ngày Hội đêm rằm tháng Giêng, thường có đủ các thành phần, từ lều, chòi, nhà, kể cả biệt thự thơ vì tâm huyết mà đến để góp chung cho Ngày Thơ Việt Nam tại tỉnh lẻ đừng lẻ loi. Năm nay cũng vậy, cảm giác riêng, buồn quá, người đi dự vắng hơn năm trước dù nội dung của Ngày thơ có chuẩn bị chu đáo và sâu lắng hơn. Ban tổ chức có lòng nhưng không có sức, quang cảnh của đêm thơ dưới đất hòan toàn đối lập với ánh trăng tròn in trên nền trời cao trong vắt.
Toàn cảnh của lễ hội sao nhếch nhác quá? Người hiếu kỳ đến để xem có lẻ nhiều hơn những tao nhân mặc khách; đủ các thành phần từ người lớn đến em bé, từ quần đùi, áo mayô đến đồ ngủ lửng lửng… thiệt chướng mắt không chịu nổi…
-Thời buổi nầy, còn đến với sân thơ là quý rồi! Một anh bạn thốt lên để xoa dịu….
Một sân chơi mang tính văn hóa, nên tổ chức cho có văn hóa tí. Cái nầy có khó đâu? Làm gì mà giống một buổi chiếu phim lưu động của cái thời bao cấp năm nào quá! Mà có khi còn tệ hơn nữa là phải. Thời ấy, nhu cầu xem phim rất lớn ( Do không có phim), người đến xem trật tự ngồi ngay hàng thẳng lối, mọi người đều im lặng ngước lên màn hình … dễ chịu thiệt …
Thơ là tiếng lòng lắng đọng trong tình và ngân vang trong nhạc. Thơ có đòi hỏi một sự phô diễn không?? Có nhất thiết phải cờ phướng rợp trời? Đòi hỏi phải có rao, có mời không?... Nàng thơ ơi hãy thông cảm và chia xẽ. Nếu có bị oan khuất thì ráng cắn răng mà chịu … Phận yếu mềm bị hiếp là thường tình. Nỗi khỗ nầy biết dựa vào ai. Ôi thương quá Nàng thơ trong đêm 28/02/2010 bên cạnh những hậu duệ của cây Bạch mai già duy nhất còn sót lại trên đất nước nầy…

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

SỨC SỐNG


Sức sống là nhiên liệu đốt trong, là nguồn động lực để cho các chỉnh thể tự hòan thiện lấy mình.
Đối với CÂY, sức sống là sự cân bằng các quá trình hấp thu và đào thải. Là đồng hóa và dị hóa.Là điều kiện,là môi trường để cây tồn tại và phát trriển
Đối với CON, ngoài sự hấp thu và điều kiện sống, còn có sự sự cạnh tranh khốc liệt giữa chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn thông qua con đường phân ly tính trạng. Quy luật muôn đời của sự sống xưa nay vẫn là vậy…
Trong một CON NGƯỜI, sức sống còn có thêm chất liệu không thể thiếu được đó là tình yêu. Con người không biết yêu, không có tình yêu, không lựa chọn, không khát khao, không muốn chiếm đọat, thử hỏi con người đó có còn động cơ sống nữa hay không ? Ở đây, tình yêu đối với con người không chỉ bó hẹp trong quan hệ luyến ái. Tình yêu sinh ra ước mơ, tình yêu làm cho con người lớn hơn chính bản thân những gì mà họ đang có. Và tình yêu là đôi cánh, là bệ phóng để con người chinh phục những tầm cao mới hơn, mới hơn
Trong một gia đình, sức sống vẫn là cái chất liệu tình yêu không thể thiếu được. Nó như một chất xúc tác gắn các thành viên lại với nhau và đặc biệt là làm cho mọi người cùng nhìn về một phía. Tình yêu là cho con người bao dung và độ lượng hơn.Trong gia đình, tình yêu như một loại men cơm rượu, nó phá tan những hạt nếp cứng đầu để tạo ra một chất lỏng nồng nồng, ngọt ngọt làm cho người thưởng thức cảm giác lâng lâng, ham thích để rồi NGỘ ra, đây là chất liệu không thể thiếu mỗi khi nhìn về phía trước…
Sức sống trong cộng đồng, trong một xã hội thu hẹp là “ cái mới" mà nó sẽ tạo ra trong quá trình vận hành.
Friedrich Engels nói “ Bao giờ sức sống và tương lai cũng thuộc về cái mới” Thật ra câu nầy thừa ! Sức sống thuộc về cái mới là đủ rồi! Bởi lẻ, sức sống tạo ra cái mới, cái mới bao giờ cũng phủ định cái cũ trong quỹ đạo biện chứng của nó. Và cái mới bao giờ cũng là sản phẩm của thì tương lai, của "cái sẽ có"… Như vậy khái niệm tương lai nếu không thừa thì có thể xem như một món đồ trang sức làm ngời lên cái vòng cổ tuyệt vời của một nàng Công tước diễm lệ….
Không biết mình có ăn gan trời không mà dám bắt lỗi lãnh tụ, chứ thật ra tương lai là cái gì đó sẽ cósắp có. Tương lai không phải là sự nối dài giữa quá khứ và hiện tại. Nếu không phải là sự nối dài thì ý nghĩa nội hàm chủ đạo của khái niệm tương lai phải là sức sống. Chúng ta rất cần vitality trong mọi việc làm, trong từng thao tác, trong mọi suy nghĩ. Nghĩ mà không có vitality thì trước mắt sẽ là một màu xám xịt…
( Mà có khi màu xám cũng có cái hay đó chứ? Màu xám của khói đốt đồng, màu xám của những thời khắc bàn giao giữa ngày và đêm…?
Dù sao thì “ Bao giờ sức sống và tương lai cũng thuộc về cái mới “ Cứ nghĩ như vậy đi, lòng sẽ thấy nhẹ nhàng. Gút mắc mà làm chi cho đời thêm bất cập….?

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

DẤU CHẤM HỎI



Không biết trong hoàn cảnh nào mà những nhà ngôn ngữ học đã đặt ra hình ảnh dấu chấm hỏi để biểu trưng cho một sự nghi vấn. Dấu chấm hỏi, theo quy ước quốc tế, nó đã trở thành chủ thể của chân lý một khi đứng trước sự hoài nghi và thắc mắc…Vượt lên trên ý nghĩa thông thường, dấu chấm hỏi mang thêm vào người những ẩn dụ to lớn, có khi là một vấn đề, cũng có khi là những thông điệp.
- Một em bé mồ côi, nằm co ro bên hè phố dưới trời lạnh cóng… qua cái nhìn của nhạc sĩ Thế Hiển, nó như một dấu chấm hỏi. Dấu chấm hỏi nằm giữa cuộc đời …
- Dấu chấm hỏi, nếu nhìn cận cảnh ở góc độ cách điệu, nó như một người gục đầu. Cái dáng vẻ gục đầu với sự trầm ngâm, chiêm nghiệm. Xa hơn nữa, ta có thể tưởng tượng chủ thể ấy đang rất đau khổ trên gương mặt vì chưa tìm ra một lời giải đáp nào đó…
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau
… ấy chẳng phải là góc miêu tả của Huy Cận khi tiếp xúc với những pho tượng La Hán trong chùa Tây Phương đó sao?
- Dấu chấm hỏi? Dấu chấm hỏi? Dấu chấm hỏi? Dấu chấm hỏi?

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2010

NGÀY TẾT QUA RỒI ...


Bây giờ là trung tuần tháng hai, vậy mà người Việt vẫn quan niệm đây chỉ là mới bắt đầu. Mồng ba tết, còn trong tết, một năm mới sẽ bắt đầu từ đây. Sự mai rũi phụ thuộc vào những điềm báo trước trong những ngày đầu năm…
Trước Tết, mình vẫn tự nhủ sẽ không dao động gì cả. Sẽ bình thường như mọi khi, thậm chí không buồn tỉa lá mai cho những ngày Tết vàng cả sân với bao nhiêu chủng lọai mai vàng, mai trắng, mai kem như năm nào. Hơn 20 cái tết đã đi qua tại căn nhà nầy, sự náo mức, cái vồn vả, nỗi mong chờ và sự mệt mõi khi phải gồng mình đi qua những ngày tết… đã trở thành những gì xơ cứng, nhạt nhẽo. Có cái gì đó làm cho mình cau có với mấy ngày nghỉ tết nầy?
Trong vui sao gợn chút buồn
Trong say sao lại thấy hờn bâng quơ

Hỏi bây giờ, là bao giờ ?…


Tính ra, mình được nhiều thứ mà cuộc đời nầy đã cho: Có một không gian riêng, có một gia đình, mà các thành viền đều có việc làm ổn định, ngày tết có chút tiền mua sắm và thực hiện những ý tưởng từ lâu ấp ủ. Nói chung, có cái ăn, cái để dành, có chỗ nơi cần đến và đã đi đến được. Không sang trọng, không lãng phí, nhưng cũng đủ để ghi lại những khoảng khắc khác thường trong sự chuyển giao giữa năm cũ và mới. Có tống cựu, có nghinh tân. Dĩ nhiên sự góp mặt chỉ là 03 thành viên trong nhà. Hút thuốc nhiều, bởi ngồi độc ẩm suy nghĩ về những “ lề thói” nghĩ về ngày mai, nghĩ về những việc cần làm…
- Nặng quá! không biết mình có “cầu toàn” không khi phía trước là những “ bến bờ xa lắc”
- Buồn quá! vì gặp phải khá nhiều ngang trái. Sao “ Lão thần bất công” bi giờ tồn tại quá nhiều? Đi đâu cũng gặp, chỗ nào cũng có. Hình như loại nầy sinh sản bằng phương pháp cấy mô hay sao mà nhiều quá ?
- Đau đầu quá! Đó là những khi giải những bài toán hóc búa có dính tới mình mà không ra lời giải. Uống thuốc giảm đạu không hết… khổ thật?
- Nỗi giận và la hét? Không ! chỉ thỡ ra, uống trà một mình, chỉ đau đáu, chỉ ngồi thừ dưới dàn lan, chọc ghẹo những con kiến vàng đi lạc...
Ngày Tết đã qua, sang năm lại có tết nữa. Mỗi lần say đắm với sắc vàng của cây mai vàng 125 cánh trước sân nhà là một lần kéo ghế xích lại tới chỗ mà mình phải đến. Không ai muốn đến đâu ! nhưng ngặt nỗi, chiếc chỗ máy thời gian vận hành không có khoảng nghỉ bù. Nó không bao giờ nghỉ, dù nắng hay ,mưa, dù nhân gian nầy có Tết Nguyên Đán hay Đại lễ hội 1000 năm Thăng Long đi nữa thì nó vẫn làm việc. Và như vậy, sinh mạng con người, kiếp người vẫn bị nó chi phối và tác động.
Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Thời gian đi ....

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2010

Nguyễn Khắc Niêm



Nguyễn Khắc Niêm sinh năm 1888 tại làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ nhỏ Nguyễn Khắc Niêm đã thông minh tuấn tú hơn người.
Năm 1906, ông thi đậu
cử nhân, trường thi Nghệ An.
Năm 1907, ông thi đậu đệ nhị giáp tiến sĩ (
Hoàng giáp)[1], khoa thi đình Đinh Mùi, tại Huế.
Khi thi đỗ đại khoa, được cùng các vị tiến sĩ đồng khoa triều kiến vua Thành Thái, nhà vua đề nghị mỗi vị hãy góp kế sách để phục hưng quốc gia, Nguyễn Khắc Niêm đã đọc 4 câu.

Tôn tộc đại quy
Tôn lộc đại nguy
Tôn tài đại thịnh
Tôn nịnh đại suy.
· (Trần Đại Vinh đã tạm dịch:
Tôn trọng nòi giống ắt đại hòa hợp
Tôn trọng bổng lộc ắt đại nguy nan
Tôn trọng tài năng, ắt đại phồn thịnh
Tôn trọng siểm nịnh, ắt đại suy vong.)

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

CATLEYA Nữ hoàng của Hoa Lan

Cây Cát nầy tuy cánh mõng,nhưng nó không phụ tôi. Đây là 1/300 cây con tôi mua cách đây 6 năm tại Vĩnh Long. Là sản phẩm của tổ hợp lai hữu tính nên không giống ai cả. Tết nầy nó lại tiếp tục cho bông. Tôi thích cái màu vàng chanh nầy:
Vàng đâu nhuộm khắp cây đời
Xanh đâu kín trãi khắp trời thắm xanh
Gió lay rất nhẹ trên cành
Như em, thu chín lòng anh lúc nào...


Chim Quyên xuống đất ăn trùng
Anh hùng “lỡ vận”, giăng mùng trồng Lan

Có phải vậy không? Thú thiệt, bấy lâu nay mình đã để cái đầu vốn nghèo của mình uổng phí khi chậm và bỏ quên rằng trên thế gian nầy có một loài hoa mà mỗi loại là một ẩn dụ “ thay cho lời muốn nói” cực kỳ. Cattlyea, tiếng Việt là Cát lan, một lọai hoa quí tộc mà sắc màu, hình khối, kiểu dáng.... Đúng là “Mỗi cây mỗi bông/ Mỗi nhà mỗi cảnh”. Có loại kiêu sa, đỏng đảnh, lọai đằm thắm, mượt mà, Loại dịu dàng, e ấp, cũng có loại mộc mạc, chân quê, loại kỳ mỹ, quý phái, có loại hảnh tiến, kiêu ngạo nằm kề bên lọai an phận, thủ thường... Mỗi thứ, dù đồng dạng về dáng vẻ, song đằng sau cái chung đó là những nét riêng chấm phá, không thể lý giải hết ...Xin chia xẻ để tất cả cùng thưởng ngoạn