Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

CATLEYA Nữ hoàng của Hoa Lan

Cây Cát nầy tuy cánh mõng,nhưng nó không phụ tôi. Đây là 1/300 cây con tôi mua cách đây 6 năm tại Vĩnh Long. Là sản phẩm của tổ hợp lai hữu tính nên không giống ai cả. Tết nầy nó lại tiếp tục cho bông. Tôi thích cái màu vàng chanh nầy:
Vàng đâu nhuộm khắp cây đời
Xanh đâu kín trãi khắp trời thắm xanh
Gió lay rất nhẹ trên cành
Như em, thu chín lòng anh lúc nào...


Chim Quyên xuống đất ăn trùng
Anh hùng “lỡ vận”, giăng mùng trồng Lan

Có phải vậy không? Thú thiệt, bấy lâu nay mình đã để cái đầu vốn nghèo của mình uổng phí khi chậm và bỏ quên rằng trên thế gian nầy có một loài hoa mà mỗi loại là một ẩn dụ “ thay cho lời muốn nói” cực kỳ. Cattlyea, tiếng Việt là Cát lan, một lọai hoa quí tộc mà sắc màu, hình khối, kiểu dáng.... Đúng là “Mỗi cây mỗi bông/ Mỗi nhà mỗi cảnh”. Có loại kiêu sa, đỏng đảnh, lọai đằm thắm, mượt mà, Loại dịu dàng, e ấp, cũng có loại mộc mạc, chân quê, loại kỳ mỹ, quý phái, có loại hảnh tiến, kiêu ngạo nằm kề bên lọai an phận, thủ thường... Mỗi thứ, dù đồng dạng về dáng vẻ, song đằng sau cái chung đó là những nét riêng chấm phá, không thể lý giải hết ...Xin chia xẻ để tất cả cùng thưởng ngoạn















































Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

Viết để biết là còn?


Xem Thời sự, thấy bà con đất liền đóng hàng tết gởi ra đảo cho những con người phương xa nếm- nhớ- cảm nhận phong vị tết của người Việt mà giật mình! Lại một năm nữa sắp qua. Đồng hồ đo thời gian đã bắt đầu đếm ngược…
Ngổn ngang trăm thứ…
Lần dò trong mớ lộn xộn của đời mình để tìm ra cái gì đó ổn ổn? Không ra được!
Dang dỡ! Đúng quá! Sao cái gì cũng một nửa cả. Lần dò từng bước đi trong đời đến hôm nay gẫm lại thấy linh tinh quá ! Cái quý nhất là lòng tin thì đang bị lung lay. Tâm trạng nặng nề làm sao nhìn đời bằng gam màu tươi sáng được?
Quẩn quanh trong kiếp đời thường
Tơ vò trăm mối lần đường không ra…
Đi họp, nghe thông báo những chuyện cuối năm “ cũng để gọi là” chuẩn bị cho cuối năm.. Một chút gì đó cản ơn cho những người có trách nhiệm. Còn ta, ta chuẩn bị cuối năm cho ta và xung quanh ? Điệp khúc vui là chính có còn chỗ đứng hay không ? Gió chướng mạnh ri62i mà lòng không vui?
Thôi thì, của riêng ta còn đó: Một vài cái hoa Đào đất Bắc, Vẫn bông mai năm ngóai( Năm nay ít hơn) vẫn con chó nhỏ trung thành.. Trên hết là khoảng không gian của riêng mình, bên chiếc bàn trà nhỏ nhìn ra cửa …

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2010

“ TIẾU” CHO VƠI BUỒN


Ngùi ngùi trong cái sự buồn của Anh Bạn. Lại ra đi, lại ghé thăm một Anh bạn khác có năng khiếu viết thư pháp. Phải nói Anh viết thư pháp chữ Hán rất đẹp… Khổ nổi, Anh nầy chuyên về Hán tự chứ Hán văn thì không chuyên. Buồn quá, tôi mới lấy giấy ghi ra mẫu chuyện đối đáp của một Chú tiểu trong chùa với Nhà sư trụ trì ở cái thời mà dân ta chưa có chữ Quốc ngữ nhờ Anh viết ra Hán tự cho vui- giải sầu ….:
Tọa tại mộc chi đỉnh
Kiến nhất nam nhất nữ
Nam tự Đông chi xuất
Nữ tự Đoài nhi sang
Nam chiết mộc vi sàn
Nữ vãi y vi tịch
Nam quỳ như hổ phục
Nữ ngọa tựa long phi
Tứ túc giao lai lưỡng diện đồng
Thăng- thăng –giáng – giáng
Ấu đả bất tri hô hoán
Ấu đả bất tri hình sự..?
Thật ra buồn quá, muốn thay đổi tâm trạng bằng cách mượn một mẫu chuyện “tiếu” được anh em lưu truyền thời đi học… Vậy mà anh nầy hẹn lại hôm khác viết( Chắc có một số từ Anh chưa tra ra ??)
Vậy là về nhà với một tập hợp rổng trong đầu ….

SO LE


Tàu dừa làm nắng so le
Nửa trong cũng thẹn, nửa ngoài cũng trơ
Gió đưa cành lá vẩn vơ
Nắng so le ấy cũng là nắng chung
( NGỤY VĂN)
Bổng dưng nhớ lại bài Nắng trưa của Ngụy Văn, đọc từ lúc nào cũng không nhớ…Nhìn vạt nắng so le, nghĩ đến những ngang trái của cuộc đời…cũng đậm nhạt và ngắn dài vô tình hiện ra trước mắt?- Người dễ thương, dễ mến thì vắn số, vội vã đi xa. Kẻ bóc ngắn cắn dài với đầy toan tính thì nhởn nhơ trước mắt?? Cứ cái điệp khúc kêu ca sầu khổ nầy chắc một lúc nào đó nó sẽ trở thành sống sượng, thậm chí có thể là lố bịch trong khi trái đất vẫn quay, mọi vật xung quanh đều xô tới…
Ghé thăm một Anh bạn. Chủ động tìm hiểu chứ Ban không kêu ca gì cả…; Gần như những bất hạnh trên thế giới nầy đều quy tập vào con người Anh: Lấy vợ muộn màng trong nghèo khó. Vợ bệnh hiểm nghèo mất để lại cho Anh một đứa con không ra con, người không ra người. Cháu bị bại não…Anh sống hiền lành và có lòng với bạn bè. Gần đây, Anh bị chủ đất cũ đuổi bởi lẻ Anh có một cái nhà nho nhỏ ở mặt tiền. Thế lực không, tiền bạc không, Anh đành xuôi tay cho số phận. Đúng là “ … nước mắt chảy vào trong cho nỗi đau dịu ngọt”. Thật ra, chỗ Anh ở là của gia đình Bố mẹ Anh trước 75 ( Hình như cũng thuê mướn gì đó?) Bi giờ chủ có thế lực, có giấy tờ ( Từ thời Tây đánh Pháp?) trưng ra và đòi lại… Khốn nạn cho Anh, chẳng biết đi đâu, cũng chẳng có khỏang tiền nào để mà xoay trở cho cuộc di dời; Anh cũng đang mang bệnh hiểm nghèo…
Vậy đó, kẻ ăn không hết, người lần không ra…
Tiếp tôi trong gian nhà rách nát, Anh bước vội ra đường để mua thiếu gói trà đãi khách… Đắng quá! Tôi không giúp gì được cho Anh! Cũng đắng quá …
Lại một dấu lặng buồn trôi trên khuông nhạc…

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2010

LỜI XIN LỖI KHÔNG CÓ CHỖ ĐỨNG


25/01/1010 tổng kết 04 lớp CBQL. Còn 20 ngày nữa, mình phải chuẩn bị mọi thứ từ A đến Z. Một chút gì đó hơi xao lòng. Bấy lâu nay, công việc cũng như vậy, vẫn một mình lo toan và rồi tất cả cũng qua như những chuyến đò bình thường lặng lẽ qua sông. Giấy chứng nhận cho 200 học viên, chương trình buổi lễ, thư mời khách, các bài diễn văn lo cho người khác đọc, khâu hậu cần đặt tiệc…khóa 25 là hơn 20 lần mình đã làm thế… oãi quá đó chứ? Tự dưng mình tự hỏi:-Qua thời gian như vậy, mình đã làm được gì trong công tác bồi dưỡng? Có thổi vào các Anh chị học viên một luồng gió mới nào không ?
Cultivations có nguồn gốc từ tiếng La tinh (Culture) là trồng trọt, cũng có nghĩa là bồi dưỡng, cũng có hàm nghĩa là văn hóa. Lấy trường hợp của bản thân để rút ra điều nói với Anh em là phải cập nhật thông tin cho cái đầu vốn bảo thủ của mình. Thời đại mới, con người ta không hơn nhau về sự hiểu biết mà lợi thế hơn về lĩnh vựC phương pháp là có kẻ trước người sau. Ngày đầu vào Ngành, tôi chỉ là một giáo viên tiểu học làm nhân viên hành chính của Ty Giáo dục. Do áp lực của công việc, do phải thích nghi trong điều kiện mới, bản thân lần dò từng bước đi học. Học cho mình, học để thành thạo công việc. Trong những ngày lần dò ấy, mình ngộ ra vấn đề phương pháp là chiếc chìa khóa để mở những cánh cửa của công việc. Bốn lớp sẽ xong, ba lớp còn đang học… Không theo kịp với cái mới mình cảm thấy có lỗi với đồng nghiệp!Những Anh Chị em đã và sắp làm công việc của một nhà quản lý. Biết làm sao bi giờ khi xung quanh ta còn qua nhiều định kiến và bảo thủ. Làm theo đơn đặt hành của cấp trên chớ không phải vì lợi ích của chính người tiêu thụ sản phẩm làm ra. Thế là bất cập, là lối mòn, là nửa vời…
Còn nhiều năm nữa mới về hưu mà nói oãi, nói chán là có tội với mọi người. Nói lạc quan, iêu đời thì không biết chỗ nào để lạc quan, không biết iêu cái gì !Vậy đó ! một sự lãng phí gậm nhấm dần lòng hăng say , yêu thích với công việc mình đang làm. Cáo chung ? không biết dùng từ nầy có ổn không khi mà cả ngành đang đưa ra những khẩu hiệu về đổi mới quản lý ? Bắt đầu từ khâu nào ? Không ai chỉ ra được...
Thôi, 20 ngày nữa gặp lại nhau rồi sẽ nói tiếp. Dù sao, mình cũng nợ Anh em một lời xin lỗi!...

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2010

ANH BÌNH NÓI, ( Với thế hệ người Việt thứ hai ở hải ngoại )



Tâm hồn mỗi người nằm trong vốn ngôn ngữ mà nó sử dụng. Không chỉ là tiếng mẹ đẻ, khi ta sử dụng thêm được một ngôn ngữ là tiếp thu thêm được một phần hồn của quê xứ mà ngôn ngữ đó hình thành. Vì vậy dân tộc nào cũng quan tâm dạy cho các thế hệ nối tiếp ngôn ngữ của tiền nhân, của quê hương. Khi một người không còn sử dụng được ngôn ngữ của cha mẹ nữa, nó đã đánh mất nơi chốn đi về của tâm hồn, nó đã đánh mất chỗ dựa quá khứ. Ngôn ngữ chính là một thứ tế bào gốc giúp tái tạo mối liên hệ của mỗi con người với thế hệ trước và với chính mình. Nghe, biết và hiểu là những phạm trù khác nhau. Một đứa trẻ không còn nghe và nói được ngôn ngữ của cha mẹ nữa thì nó vẫn còn có thể biết cha mẹ muốn nói gì nhưng nó hoàn toàn không thấu hiểu được nữa các cảm xúc hàm chứa trong cái nó vẫn tưởng là mình nghe biết! Hãy thử quan sát khả năng của âm nhạc, âm thanh của bản nhạc không chỉ đơn thuần là một tần số dao động mà nó hàm chứa các cảm xúc và chỉ nhờ cách kí âm mới lưu giữ và truyền đạt tới người khác được. Bí mật của ngôn ngữ chính là ở chỗ đó (bí mật của thần chú cũng là ở chỗ đó); chính là ở chỗ nó không chỉ là cú pháp, văn phạm,.v.v. mà ở chỗ nó lưu giữ và chuyển tải các cảm xúc. Một người Việt - đứng trước một sự việc -không khi nào có cùng thang bậc các cảm xúc như một người Anh. Nếu người gốc Việt này đánh mất ngôn ngữ của mình thì chính nó đến một lúc nào đó sẽ không thể hiểu nỗi chính bản thân, lúc đó mới bắt đầu một bi kịch về tâm hồn! (Trích dẫn nguyên xi ý tưởng của Vương huynh )

Thế hệ người Việt thứ hai ở hải ngọai làm sao có thể cảm nhận được cái gì là ‘’ canh rau muống’’, cái gì là”cà dầm tương” mỗi khi nhớ quê, nhớ về cội nguồn. Làm sao có thể nhận ra được “ngọn gió mát sau lưng” để lòng dạ bồi hồi “ bổng nhớ người dưng” thế nào? Gió sao gió mát sau lưng/Dạ sao dạ nhớ người dưng thế nầy. Và câu ca :
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên mụ, canh gà thọ xương

dịch ra tiếng Anh, rồi nhờ một người nào đó có chút am hiểu về lục bát của Việt Nam, gắn ghép vần nhịp và cố dịch ra tiếng Việt theo văn cảnh sẽ trở thành:
Bão đưa tre trúc tới nhà
Lũ La cùng với Lạc đà chạy chung
Vợ trời đánh một hồi chuông
Gọi về ăn bát canh xương gà hầm
Cũng có nhiều cố gắng đó chứ? – Gió mạnh đến đổi tre trúc ngả nghiên thì là bão thôi. La đà hình như là từ ghép đẳng lập, như vậy cho nó chạy chung thì không còn cách nào hay hơn ?? Thiên mụ là vợ trời(wife god) … canh gà thọ xương thì là soup chicken old. Gà sống lâu năm là gà già, cứng lắm chỉ có nước hầm bằng nồi áp suất mới tận dụng được ?. Vậy đó! Botay.com được chưa ?