Nhiều tập thơ có trên kệ sách, có những tập ghi lại một đôi bài thơ hay, có những tập được “ép tặng” hay người thân mang về tôi chưa có thời gian thâm nhập… tập Ngựa Hồng của CTC không nằm trong diện đó! Tác giả là một người lớn hơn chúng tôi một thế hệ. Tôi được thông báo trước qua email và người mang tới là một tri âm tri kỷ… Thật ra, trong lúc nầy mà có được thời gian ngồi mỗ xẽ từng con chữ, đo, đếm, cân, đong từng mạch cảm xúc của Nhà thơ thì hơi bị hiếm ( - ai cũng có trăm công ngàn việc để bị cuốn vào trong đó, và trên hết là phải nặng lòng với Thơ thì mới có thể nói chuyện Thơ được…) Thế mà tôi, lần đầu tiên đọc và ghi lại những cảm nghĩ của mình về Thơ Anh ( Ghi để không thôi đọc qua rồi, chuyện đời làm bay đi hết). Nguồn cảm hứng để tôi luôn mang tập thơ trong cặp của mình là với cái tên “ Người không quen vui” mà ĐTTV đã đặt cho Anh. Đọc trước tiên một số bài ngẫu nhiên, tôi chợt nhận ra lời tự bạch trên Blog của Anh “ Nhạy cảm, buồn và cô độc” – Sao mà đúng quá vậy?? Biết mình, nói về mình như vậy nếu không phải là hàng tá thời khắc luôn soi mình, độc thọai với chính mình trên cái nền của sự được mất trong cuộc đời nầy thì mấy ai nói đúng được. Xin bái phục.! Tôi rất hào phóng khi chia xẽ những câu chuyện đời thường nhưng rất kiệm lời trong việc khen chê ( Cái nầy nhạy cảm lắm, dễ sinh lớn chuyện, mất thời gian hiệu đính, sửa chữa lắm…), nhưng cái tạng buồn buồn, cái mạch nhìn đời qua lăng kính màu sương khói của Anh đã làm cho tôi ghiền mất. Tôi ghiền , nên tôi mới đọc, và đọc thì xin Anh cho tôi nói ( Có gì không đúng xin anh “ oánh” thằng em nầy- thế thôi !…)- Bắt đầu, xin Anh cho phép tôi lần giở từng trang theo thứ tự …
Đầu tiên là hình ảnh con ngựa- con ngựa xuất hiện nhiều trong thơ Anh, cũng có thể, có lúc anh ví mình như con ngựa” Thân chiến mã bây giờ phải đi kéo xe thổ mộ để hai miếng da che mắt tự bao giờ và những tiếng leng keng rơi vải trong những buổi chiều tàn …
Như “ hạt lép” của Chế lan Viên, anh sinh ra giờ thứ hăm lăm và nhận ra “ nhân gian đông đúc mà không có người”…Nói với người hay nói với cuộc đời đây? ( Cái nầy hỏi CTC mới biết )
“ Hong khô” Anh làm động tác hong khô hơi nhiều. Có gì đâu! Ướt thì hong lại đấy thôi ...
Vô định! Đi, cuộc đời anh là một chuỗi dài của những cuộc hành trình đi tìm kiếm. Kiếm tìm một nửa như Anh nói nhưng theo tôi, ngay cả bây giờ hỏi anh tìm gì? Anh cũng chưa rõ… ?
Buồn- Anh gom hết nỗi buồn của nhân gian lại để rồi “ không chỗ đi lấy đâu chỗ quay về!”
Một tiếng vạc kêu đêm; Con vạc ăn đêm, lặng thầm lẻ loi, lẻ loi đến mức “ nỗi buồn đánh rơi và “ soi không tỏ một lối vào bóng đêm”
Gặp khúc quanh trong cuộc đời anh nhớ người tình cũ. Khúc quanh càng gắt, anh càng thổn thức nhiều hơn… Chợt nhận ra” trong niềm vui có lẫn chút sương mù”. Bốn lần Anh nhắc lại ” trong niềm vui có lẫn chút sương mù”. Xin hỏi Anh “ có lẫn chút sương mù hay lẫn có chút sương mù ??
Uống cạn hòang hôn. T.N.H “ uống cạn dòng sông vì lo ai nhan sắc mà về không kịp đò còn Anh uống cạn hòang hôn mà chỉ say một nửa? còn một nửa kia thì sao? Một nửa để tin hay một nửa để nghi ngờ?
“ Chiếc lá rơi không chạm đất bao giờ” có phải là ai đó với một tâm trạng xa quê “ hoài” về chốn cũ đó không ? – Nếu là thế thì hãy nhủ thầm ca từ bài “ Đêm đông của Nguyễn Văn Thương để cùng chia xẽ…
Mưa thường là cái “phông” để vẻ nên những nỗi buồn . Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Ở đây, người và cảnh như hai kẻ đồng hành tri âm . tri kỷ “ cơn mưa dài tận vô cùng/Nát tan cây cỏ, nát lòng tan hoang/Mười năm cũng giống trăm năm/ Cũng ngày cũng tháng cũng không có gì…….Giống như con ngựa xếp gió trước giòng sông bất lực. Trên con thuyền bé lênh đênh./ Bốn chân xếp lại buồn tênh ngựa hồng …
Anh nói Anh ít khi uống rượu, có thể đúng . Nhưng say đến lúc trộn cả tiếng cười, tiếng khóc không đầy một ly và xem “ Đời tròn như cái vành ly ..” thì Ông Tản Đà có sống dậy cũng tôn Anh làm chủ xị ??
Đầu tiên là hình ảnh con ngựa- con ngựa xuất hiện nhiều trong thơ Anh, cũng có thể, có lúc anh ví mình như con ngựa” Thân chiến mã bây giờ phải đi kéo xe thổ mộ để hai miếng da che mắt tự bao giờ và những tiếng leng keng rơi vải trong những buổi chiều tàn …
Như “ hạt lép” của Chế lan Viên, anh sinh ra giờ thứ hăm lăm và nhận ra “ nhân gian đông đúc mà không có người”…Nói với người hay nói với cuộc đời đây? ( Cái nầy hỏi CTC mới biết )
“ Hong khô” Anh làm động tác hong khô hơi nhiều. Có gì đâu! Ướt thì hong lại đấy thôi ...
Vô định! Đi, cuộc đời anh là một chuỗi dài của những cuộc hành trình đi tìm kiếm. Kiếm tìm một nửa như Anh nói nhưng theo tôi, ngay cả bây giờ hỏi anh tìm gì? Anh cũng chưa rõ… ?
Buồn- Anh gom hết nỗi buồn của nhân gian lại để rồi “ không chỗ đi lấy đâu chỗ quay về!”
Một tiếng vạc kêu đêm; Con vạc ăn đêm, lặng thầm lẻ loi, lẻ loi đến mức “ nỗi buồn đánh rơi và “ soi không tỏ một lối vào bóng đêm”
Gặp khúc quanh trong cuộc đời anh nhớ người tình cũ. Khúc quanh càng gắt, anh càng thổn thức nhiều hơn… Chợt nhận ra” trong niềm vui có lẫn chút sương mù”. Bốn lần Anh nhắc lại ” trong niềm vui có lẫn chút sương mù”. Xin hỏi Anh “ có lẫn chút sương mù hay lẫn có chút sương mù ??
Uống cạn hòang hôn. T.N.H “ uống cạn dòng sông vì lo ai nhan sắc mà về không kịp đò còn Anh uống cạn hòang hôn mà chỉ say một nửa? còn một nửa kia thì sao? Một nửa để tin hay một nửa để nghi ngờ?
“ Chiếc lá rơi không chạm đất bao giờ” có phải là ai đó với một tâm trạng xa quê “ hoài” về chốn cũ đó không ? – Nếu là thế thì hãy nhủ thầm ca từ bài “ Đêm đông của Nguyễn Văn Thương để cùng chia xẽ…
Mưa thường là cái “phông” để vẻ nên những nỗi buồn . Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Ở đây, người và cảnh như hai kẻ đồng hành tri âm . tri kỷ “ cơn mưa dài tận vô cùng/Nát tan cây cỏ, nát lòng tan hoang/Mười năm cũng giống trăm năm/ Cũng ngày cũng tháng cũng không có gì…….Giống như con ngựa xếp gió trước giòng sông bất lực. Trên con thuyền bé lênh đênh./ Bốn chân xếp lại buồn tênh ngựa hồng …
Anh nói Anh ít khi uống rượu, có thể đúng . Nhưng say đến lúc trộn cả tiếng cười, tiếng khóc không đầy một ly và xem “ Đời tròn như cái vành ly ..” thì Ông Tản Đà có sống dậy cũng tôn Anh làm chủ xị ??
Bài thơ những ngọn nến hồng như tiếng chuông nguyện hồn ai . Có tiếng nấc, có nụ cười dỡ dang, có lời tự thú xin em về an nghỉ trong tôi …
Về Tiền Giang ( Quê tôi đó Anh ạ) Xin cảm ơn Anh đã” Tôi đổ vào tôi bóng hiu hắt/ Cuộc đời hiu hắt đổ trong tôi. Có khi trong cái cay nồng của rượu, cái lâng lâng khi uống rượu ta nhìn đời tỉnh táo hơn ….
Còn đấy ngày mưa ( trang 42)
Sự trong sáng chỉ một lần trong sáng/Bài thơ tình ai nỡ viết chi thêm/Thương biết mấy thuỡ lòng vụng dại/Đời trôi qua được mấy lúc êm đềm…- Không tắm được hai lần trên một dòng sông, ông Anh mình mang bến theo . Đừng mang bến theo, đề nghị Anh mang luôn cả dòng sông theo hay hơn.... Cách nầy hay đấy nhé- Học tập – học tập ?
Ký họa tự vẻ, sao giống cuộc đời của Khổng Trọng Ni vậy?. Biết nhiều nên không bằng lòng và cứ lang thang đi tìm….
Trang 48 Bài thơ luân lạc. Ký ức về buổi tiễn đưa tại phi trường Pleiku lại thức dậy nửa rồi? Có phải người ấy đã để lại một vết xâm khá đậm trong tim người nghệ sĩ??
Trang 50, Anh tìm bài “ Tiếng hát từ mặt trời và ánh lữa của Trần Long Ẩn” trong đó có từng đòan người thong dong/ đi về hướng mặt trời. Chúa cũng cầu mong như vậy .
Tình ơi trang 53: Có mưa, có sự cô đơn, có chút gì nao nao khi một thoáng hòai niệm về quá khứ. Nhạc tình thường là vậy
Trang 59: Sự bất tử của tình yêu. Biết yêu là khổ, nhưng ai cũng muốn khổ. Không khổ được, họ sinh ra thất tình và viết nên những vần thơ tuyệt tác …
Bạc màu tre trúc- Tiếng quê hay tiếng lòng anh đó? Màu của thời gian hay sự hoen rỉ trong tâm hồn ?
Trang 63 – Một vết thương êm ái khi không còn người phiên dịch
Trang 66 Em vì ta thay thế một miền quê- Xin lỗi Anh, đây là nỗi lòng của những kẻ tha hương. Với em ( Quê hương) là người lỗi hẹn…
Nốt nhạc trầm trang 68 đó là "10 năm gặp lại cuộc tình đã lỡ …." Để rồi “ Rơi xuống lòng nhau nốt nhạc trầm ( Anh nghe bài 10 năm tình cũ của Trịnh đi )
Hồn tôi em có thấy đâu không. Lạc mất rồi… Không nhớ nổi mình ? Khi những trầm tích đau thương trỗi dậy người ta thường thấy mình như một dấu chấm nhỏ nhoi trong dòng văn đời vô tận…
Mắc nợ con tàu
Lỡ sinh ra mắc nợ con tàu
Tự bao giờ nào anh có biết
Thì xin nợ của em đôi mắt
Trả con tàu chưa biết thuỡ nào xong .
Ai đã từng đứng lẻ loi một mình trong sân ga, nghe tiếng còi tàu nặng nề, lười biếng, nhất là trong một buổi chiều tắt nắng thì mới cảm nhận hết dư vị của những cuộc ra đi và trở lại...
Trang 75 “ Thân chiến mã đi kéo xe thổ mộ, rơi vải trong chiều những tiếng leng keng. Lẻ ra nên đưa vào tiếng lóc cóc nện xuống đường thiên lý cho vần trắc xốn xáng được lan tỏa .....
Trang 77 Lại nhậu nữa! Không uống rượu mà cứ “ gầy độ” hòai . Thường thì khi buồn, con người nói chung hay tìm đến rượu” Dục phá thành sầu tu dụng tửu”mà ! Tâm trạng của kẻ độc hành trên đường thiên lý ….
( Đọan nầy xin đứt phim từ trang 78 đến 180. Lý do : Nhiều lý do.. )
Thay cho đọan gần cuối : Sau cùng là chiếc bóng. Và những tản mạn trong đêm. Những cái chung để đi đến cái riêng mình:
Về Tiền Giang ( Quê tôi đó Anh ạ) Xin cảm ơn Anh đã” Tôi đổ vào tôi bóng hiu hắt/ Cuộc đời hiu hắt đổ trong tôi. Có khi trong cái cay nồng của rượu, cái lâng lâng khi uống rượu ta nhìn đời tỉnh táo hơn ….
Còn đấy ngày mưa ( trang 42)
Sự trong sáng chỉ một lần trong sáng/Bài thơ tình ai nỡ viết chi thêm/Thương biết mấy thuỡ lòng vụng dại/Đời trôi qua được mấy lúc êm đềm…- Không tắm được hai lần trên một dòng sông, ông Anh mình mang bến theo . Đừng mang bến theo, đề nghị Anh mang luôn cả dòng sông theo hay hơn.... Cách nầy hay đấy nhé- Học tập – học tập ?
Ký họa tự vẻ, sao giống cuộc đời của Khổng Trọng Ni vậy?. Biết nhiều nên không bằng lòng và cứ lang thang đi tìm….
Trang 48 Bài thơ luân lạc. Ký ức về buổi tiễn đưa tại phi trường Pleiku lại thức dậy nửa rồi? Có phải người ấy đã để lại một vết xâm khá đậm trong tim người nghệ sĩ??
Trang 50, Anh tìm bài “ Tiếng hát từ mặt trời và ánh lữa của Trần Long Ẩn” trong đó có từng đòan người thong dong/ đi về hướng mặt trời. Chúa cũng cầu mong như vậy .
Tình ơi trang 53: Có mưa, có sự cô đơn, có chút gì nao nao khi một thoáng hòai niệm về quá khứ. Nhạc tình thường là vậy
Trang 59: Sự bất tử của tình yêu. Biết yêu là khổ, nhưng ai cũng muốn khổ. Không khổ được, họ sinh ra thất tình và viết nên những vần thơ tuyệt tác …
Bạc màu tre trúc- Tiếng quê hay tiếng lòng anh đó? Màu của thời gian hay sự hoen rỉ trong tâm hồn ?
Trang 63 – Một vết thương êm ái khi không còn người phiên dịch
Trang 66 Em vì ta thay thế một miền quê- Xin lỗi Anh, đây là nỗi lòng của những kẻ tha hương. Với em ( Quê hương) là người lỗi hẹn…
Nốt nhạc trầm trang 68 đó là "10 năm gặp lại cuộc tình đã lỡ …." Để rồi “ Rơi xuống lòng nhau nốt nhạc trầm ( Anh nghe bài 10 năm tình cũ của Trịnh đi )
Hồn tôi em có thấy đâu không. Lạc mất rồi… Không nhớ nổi mình ? Khi những trầm tích đau thương trỗi dậy người ta thường thấy mình như một dấu chấm nhỏ nhoi trong dòng văn đời vô tận…
Mắc nợ con tàu
Lỡ sinh ra mắc nợ con tàu
Tự bao giờ nào anh có biết
Thì xin nợ của em đôi mắt
Trả con tàu chưa biết thuỡ nào xong .
Ai đã từng đứng lẻ loi một mình trong sân ga, nghe tiếng còi tàu nặng nề, lười biếng, nhất là trong một buổi chiều tắt nắng thì mới cảm nhận hết dư vị của những cuộc ra đi và trở lại...
Trang 75 “ Thân chiến mã đi kéo xe thổ mộ, rơi vải trong chiều những tiếng leng keng. Lẻ ra nên đưa vào tiếng lóc cóc nện xuống đường thiên lý cho vần trắc xốn xáng được lan tỏa .....
Trang 77 Lại nhậu nữa! Không uống rượu mà cứ “ gầy độ” hòai . Thường thì khi buồn, con người nói chung hay tìm đến rượu” Dục phá thành sầu tu dụng tửu”mà ! Tâm trạng của kẻ độc hành trên đường thiên lý ….
( Đọan nầy xin đứt phim từ trang 78 đến 180. Lý do : Nhiều lý do.. )
Thay cho đọan gần cuối : Sau cùng là chiếc bóng. Và những tản mạn trong đêm. Những cái chung để đi đến cái riêng mình:
Từ độ chia tay em không trở lại
Một mình mang cả cuộc chia ly
Câu sáu thành ra câu thơ gãy
Câu tám lang thang biết đến bao giờ...
Tất nhiên rồi, Anh, người thợ dệt lụa thơ bằng những sợi tơ đời ngộ nghĩnh mang chính hiệu CTC mà !... Lâu lắm rồi mới gặp được một cặp lục bát như vầy ( Đã quá !)
Trang 185 : Nhận của đời bản sao thời khóa biểu/ để đi lần từng bước đến hôm nay. Lời tự thú bình thường giữa đời thường sao mà thật da diết ! Còn bao nhiêu cái vô thường, cái lạ thường nữa ẩn chứa trong 2 câu trên ??
Kết thúc tập thơ với “ Chờ nghe lời xưng tội hoang đàng “ Sẽ không có đâu để mà chờ. Chỉ có điều trong lúc chờ, anh sẽ nghe tiếng lòng thổn thức và sẽ hoang thai một đức con tinh thần nữa ."...( Hẹn Anh )
Một mình mang cả cuộc chia ly
Câu sáu thành ra câu thơ gãy
Câu tám lang thang biết đến bao giờ...
Tất nhiên rồi, Anh, người thợ dệt lụa thơ bằng những sợi tơ đời ngộ nghĩnh mang chính hiệu CTC mà !... Lâu lắm rồi mới gặp được một cặp lục bát như vầy ( Đã quá !)
Trang 185 : Nhận của đời bản sao thời khóa biểu/ để đi lần từng bước đến hôm nay. Lời tự thú bình thường giữa đời thường sao mà thật da diết ! Còn bao nhiêu cái vô thường, cái lạ thường nữa ẩn chứa trong 2 câu trên ??
Kết thúc tập thơ với “ Chờ nghe lời xưng tội hoang đàng “ Sẽ không có đâu để mà chờ. Chỉ có điều trong lúc chờ, anh sẽ nghe tiếng lòng thổn thức và sẽ hoang thai một đức con tinh thần nữa ."...( Hẹn Anh )