Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2009

Viết nhảm

Bữa nay nghe Bà Trần Ngọc Sương, giám đốc nông trường Sông Hậu, người phụ nữ một thời các phương tiện thông tin đại chúng hết lời ca ngợi vừa lãnh án. Công và tội cách nhau gần quá? ... Ấy vậy mà khoảng cách giữa những con người trong cuộc sống nầy thì xa quá; Cứ xem ở mặt cắt về thu nhập thì thấy rõ : “- Hai vợ chồng trẻ, nặng nề chở 2 bao dừa khô không đổi được 2 tô hủ tiếu cho bữa ăn sáng, so với những bữa tiệc thư giản của các cô Chiêu , cậu Ấm?; Vào bệnh viện, nhìn những con người lam lũ xếp hàng rồng rắn để chờ nhận những viên thuốc bảo hiểm… thấy buồn quá! Giá mà mỗi cơ sở khám chữa bệnh cấp huyện được đầu tư, nâng cấp ngon lành để chia lữa cho tuyến trên thì hay biết chừng nào? Lại “ bất cập”, so sánh thành ra phạm thượng, chớ dân mình hay thiệt, cái gì khoái thì làm; làm rồi để đó không sử dụng cũng được, miễn được khen là chịu…Thật ra, cái gì hữu hình cũng đều có giá trị sử dụng cả! Chỉ có thứ tự ưu tiên là còn nhiều “bất cập”. Xây mà chưa sử dụng kịp thì khoan xây , đừng làm rồi bỏ đó, hoặc làm cho lấy có…
Sắp tới đây, 40% học sinh sẽ học tại các trường đại học tư thục? Mừng đây! Đừng lo túi tiền là rào cản duy nhất( Dĩ nhiên, đây là cơ bản )Mừng là sẽ sắp có cuộc cạnh tranh về chất lượng, mừng là trình độ đại học của ta sẽ được xếp đúng vị trí của nó …. Lẻ đời, nhanh/ ẩu, chậm /chắc. Làm sao cho nhanh mà chắc thì hay quá….

3 nhận xét:

Vuong Duc Binh nói...

Nói về những chuyện này thì không nhảm rồi, là những nỗi đau đời đấy chớ! Có điều là những nỗi đau lẽ ra có thể tránh được, và cũng không khó tránh. Lẽ ra với mỗi quyết sách người ta cần có một sự phân tích thấu đáo các hệ quả trong tương lai. Lẽ ra với mỗi quyết sách người ta phải biết rõ các yếu tố trong tương lai đó tương tác với nhau như thế nào... Người bình thường có quyền không biết điều đó nhưng ngồi ở chỗ "Khổng Minh" mà không biết điều đó thì tệ hại thật! Nói xin bạn hiền đừng giận, lẽ ra với mỗi khi ra quyết định người ta không chỉ tiến hành thủ tục "2 lên 3 xuống" nổi tiếng mà còn phải hỏi ý kiến của một tác nhân quan trọng: môi trường tương lai khi (sẽ) thực hiện quyết định này là cái gì. Người ta không hỏi tương lai, người ta chỉ áp cho tương lai cái mà người ta muốn thấy ... và do đó người ta chỉ thấy tương lai trả lời một câu phủ định. Bà Trần Ngọc Sương, là người mà chính tôi cũng từng ngưỡng mộ, đã không chịu hỏi tương lai ... Người ta ra quyết sách về giáo dục mà cũng không chịu hỏi tương lai, người ta làm chuyện trăm năm mà chẳng bao giờ hỏi trăm năm cả. Thế thì nếu có bị trăm năm "phản thùng" cũng là chuyện dễ hiểu thôi.
...
Nhưng ... cái gì cũng nói "lẽ ra" thì đâu còn cái gọi là cuộc đời nhỉ!

Cao Thoại Châu nói...

Bà Sương là ngườicó tài, có quết đóan nhưng hơi ngây thơ trong một cơ chế quá lỏng lẻo, chờ trái chanh hết nước người ta mới...vứt.Nhưng trước pháp luật thì đúng là bà ấy sai, ví pháp luật chỉ tính đến hình thức mà không quan tâm tới nội dung,.

Nguyễn Tấn Phúc nói...

Trăm năm Kiều vẫn là Kiều
..................... là điều tất nhiên