Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

NGỦ MÓT- SỐNG MÒN

Thức dậy sau một giấc ngủ với liên tục những cơn đau giằng xé. Một ngày mới bắt đầu, lại là ngày đầu năm âm lịch; Ngày đầu tiên của năm Nhâm Thìn, mình vẫn còn tồn tại với cái đầu minh mẫn, vẫn phân biệt được sự đen trắng của thị phi… và vẫn một nổi niềm trước sự ngang trái… Mấy ngày qua, nhìn mọi người hối hả xoay vòng trong vòng quay của cuộc sống, bổng dưng thấy hơi bị mũi lòng cho thân phận, cái thân phận nhỏ nhoi trở về với vạch xuất phát sau hơn 34 năm làm kiếp con Tằm, những sợi tơ lạc lỏng giờ nếu có còn chăng thì củng chẳng ai màng đến ? Nhẹ lòng lắm ở cảm giác nầy, mình hoàn toàn khác với Giáo Thứ của Nam Cao bởi lẻ sự chọn lựa con đường , lựa chọn đến phút 89 đường đi của mình…Thương quá những người thân đã cực khổ và lo lắng cho mình từ miếng ăn đến giấc ngủ, thương quá những vật dụng thân quen đã bao năm gắn bó với mình … Có “ sống mòn” không? Không, ta vẫn iêu mọi cái xung quanh và luôn nhìn đời với gam màu sáng dù phải đối mặt với một sự thật phủ phàng: Cái chết gần kề!… Hãy iêu đi và hãy cho đi… Đã cởi lớp nhung bào với câu phán” Truyền cho tướng sĩ, hồi trào an dân” mà khi xưa Huỳnh Phúc Đà Nẳng đã chỉ cho thì không có cớ gì vướng bận cả …




















Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

CÂU ĐỐI "NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA "CÓ PHẢI CỦA CAO BA QUÁT?

































THẬP TẢI LUÂN GIAO CẦU CỔ KIẾM
十 載 輪 交 求 古 劍





Mười năm trôi qua cầu kiếm cổ






NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA


一 生 低 首 拜 梅 花


Một đời cúi thủ (đầu) (quỳ) lạy (bái) bông mai



Trong tạp chí Diễn đàn văn nghệ VN số 3/2006, nhà thơ nổi tiếng Phạm Tiến Duật (Tổng biên tập) có đăng bài thơ “cây mai trắng trong phòng Tổng Biên tập” tặng nhà văn, thiếu tướng Hữu Ước, có dẫn ở phần “đề từ” câu đối của Cao Bá Quát : Thập tải luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái mai hoa Dịch là :Mười năm lặn lội tìm cây kiếm cổ Một đời chỉ biết lạy hoa mai) Theo các tài liệu đã được các nhà nghiên cứu tiền bối công bố, thì đôi câu đối trên có xuất xứ như sau : Theo “Như Thanh Nhật ký” năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh : cầm đầu là chánh sứ Lê Tuấn (đỗ Hoàng Giáp năm 1853); phó sứ là Nguyễn Tử Giản (Hoàng Giáp năm 1884); phó sứ thứ 2 là cử nhân Hoàng Tịnh. Hành trình của sứ bộ theo lối xưa từ ải Nam Quan đến Yên Kinh “bộ khôn bằng bộ, thuỷ khôn bằng thuyền” mất 181 ngày (lưu trú 64 ngày đi 117 ngày trong đó 44 ngày đường bộ, 73 ngày đường thuỷ). Khởi hành ngày 1/8 Mậu Thìn, sau 125 ngày thì đến huyện thành Hà Dương tỉnh Hồ Bắc, ở đó đoàn Sứ bộ Việt Nam được viên tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối cho chánh sứ Lê Tuấn : Hữu Khẩu tu ngôn thiên hạ sự Kháng hoài bất nhượng cổ chi nhân Tạm dịch :Có miệng nên nói việc thiên hạ Nghị lực không chịu nhường người xưa. Câu đối tặng Nguyễn Tử Giản : Thập tải luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái mai hoa Tạm dịch :Mười năm chọn bạn như tìm thanh kiếm cổ Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai Câu đối tặng Hoàng Tịnh: Truyền thần cổ hữu Lý Tư Huấn Vấn tự kim vô Dương Tử Vân Tạm dịch :Truyền thần xưa có Lý Tư Huấn Hỏi chữ nay không Dương Tử Vân. Sự kiện trên được chép trong “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (1823-1890) sách viết tay của thư viện khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b; Cứ liệu trên đã được các học giả Tảo Trang và Hoa Bằng đưa ra trên tạp chí văn học số 2-Hà Nội năm 1972, trang 61 và 64). Câu đối “... bái mai hoa” của Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tử Giản là vào năm 1868, trước đó 14 năm, Cao Bá Quát đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (Giáp Dần 1854)... phải chăng người đời do quá yêu Cao Chu Thần nên cứ thích tương truyền câu “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của ông như một giai thoại để đời ?


Góc Thành Nam-Hà Nội ngày 5-12-2006

NGUYỄN KHÔI


Nào giờ tôi và bạn bè luôn đinh ninh 2 câu thơ “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm - Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của Chu thần Cao Bá Quát. Nhưng trên tạp chí Hồn Việt số 33 (tháng 3-2010), GS Mai Quốc Liên lại đưa ra những dẫn chứng cho rằng đây là câu đối có gốc tích từ Trung Quốc. Ý kiến của cô Tú?


- Không riêng gì bạn, lâu nay nhiều người - kể cả sách giáo khoa - đều cho rằng tác giả của 2 câu trên (tạm dịch: Xuôi ngược mười năm tìm kiếm cổ - Một đời chỉ cúi trước hoa mai) là Cao Bá Quát. GS Mai Quốc Liên đã giải thích đúng, và Tú tôi xin bổ sung thêm: Ngoài học giả Hoa Bằng, nhà nghiên cứu Tảo Trang (tạp chí Văn Học, 2-1963) cũng đã nêu vấn đề 2 câu đối trên là của Tri phủ Hán Dương - Hồ Bắc (không phải Hà Bắc) Ngải Tuấn Mỹ tặng phó sứ Nguyễn Tư Giản khi ông cùng với Lê Tuấn (chánh sứ) và Hoàng Tịnh được vua Tự Đức cử đi sứ sang Trung Quốc vào năm 1868 (không phải 1869). Mặt khác, Cao Bá Quát đã mất trước đó 13 năm (không phải 15 năm - ông hi sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương vào tháng chạp năm Giáp Dần, tức tháng 1-1854). Dẫn chứng trên là có cơ sở, bởi tác phẩm “Yên Thiều bút lục” của Nguyễn Tư Giản (viết tay) vẫn còn lưu ở thư viện Khoa Học Trung Ương (ký hiệu A.852, tờ 18a-b).
VŨ QUỐC TUẤN (Bà Rịa – Vũng Tàu)


* Gần đây, tôi nghe có người đã dẫn tài liệu để chứng minh rằng câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” không phải là của Cao Bá Quát. Xin quý báo nói rõ hơn về vấn đề này. (Nguyễn Minh, Hội An, Quảng Nam).

- Lâu nay, hầu hết các sách báo, tài liệu đều cho rằng hai câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Giao hảo mười năm tìm kiếm cổ/ Một đời chỉ cúi trước hoa mai) là của Cao Bá Quát.
Từ điển Bách khoa toàn thư (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam), tại mục từ Hoa mai có đoạn: “Mai là biểu tượng của vẻ đẹp trong sáng, thanh tao, của tinh thần kiên cường bất khuất. Với ý nghĩa đó, những nhà văn hóa Việt Nam như Nguyễn Du đã từng viết: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, Cao Bá Quát: “Bái phục một hoa mai”, và Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngẩng đầu, Mặt Trời đỏ; Bên suối, một cành mai”.
“Bái phục một hoa mai” chính là giảng nghĩa cụm từ “bái mai hoa” trong câu đối đang xét.
GS Vũ Khiêu trong sách Thơ văn Cao Bá Quát (Nhiều tác giả, NXB Văn học, 1984) cũng dẫn câu đối này và bình: “Hai câu đối rất được truyền tụng này của Cao Bá Quát đã phản ánh đầy đủ tinh thần phản kháng của ông. Chúng vừa nói lên khí phách anh hùng, quyết tâm đứng lên trừ bạo cứu dân, vừa bộc lộ một tâm hồn trong sạch thanh cao, đẹp như hoa mai trắng”.
Tuy nhiên, Tảo Trang trong “Một số tư liệu về thơ văn Cao Bá Quát” (Tạp chí Văn học số 38 tháng 2 năm 1963) và Hoa Bằng trong “Một vài tìm tòi về đôi câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát” (Tạp chí văn học số 134 tháng 3-4 năm 1972) đã nói khác. Hai tác giả đã dẫn nội dung trong cuốn “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (sách viết tay của Thư viện Khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b) để chứng minh câu đối đang xét không phải của Cao Bá Quát mà là của Tri phủ Hán Dương nhà Thanh là Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tư Giản (1823-1890) khi ông này đi sứ sang Tàu.
Theo “Như Thanh nhật ký” (tác phẩm của tập thể Sứ bộ tâu báo lên nhà vua sau khi hoàn thành chuyến đi sứ sang Thanh), năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn Sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh gồm: Chánh sứ Lê Tuấn, Phó sứ thứ nhất Nguyễn Tử Giản và Phó sứ thứ hai Hoàng Tịnh. Khi đến huyện thành Hà Dương, tỉnh Hồ Bắc, Sứ bộ Việt Nam được viên Tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng ba vị Chánh, Phó sứ, mỗi người một câu đối riêng. Câu đối tặng cho Nguyễn Tư Giản chính là câu đang xét.
Như vậy, câu đối nói về chuyện “bái phục một hoa mai” xuất hiện vào năm 1868, thế nhưng, 14 năm trước đó, họ Cao đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương bất thành (Giáp Dần 1854) thì làm sao có thể sáng tác ra câu đối bất hủ này?
Nói thêm, hiện có một số tài liệu cho rằng câu đối đang xét là hai câu sau của một bài tứ tuyệt của Cao Bá Quát (như Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia): “Kinh thế hữu tài giai bách luyện/ Độc thư vô tự bất thiên kim/ Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Hai câu đầu nghĩa là: Người làm kinh bang tế thế (muốn) có tài phải qua trăm luyện/ Kẻ đọc sách không (hiểu) chữ thì không thành ngàn vàng.
Rõ ràng đây chỉ đơn thuần là một sự gán ghép. 4 câu nói trên không thể là một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh, bởi nó mắc hai lỗi cực kỳ quan trọng trong luật Đường thi: Thất vận (câu 2 không bắt vần với câu 4) và thất niêm (chữ thứ hai câu 2 không cùng thanh với chữ thứ hai câu 3).
ĐNCT

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

NGÀY 26 THÁNG CHẠP

Vừa hừng sáng, nhận được tin nhắn của Hòa Trân từ Kiên Giang gởi ra hỏi thăm “ có khòe không?”… Ôi cái tình sao mà nặng quá…Một ngày mới bắt đầu với vô số công việc của “ năm cùng tháng tận”, mà bạn hiền vẫn nhớ đến mình, vẫn lo lắng cho khối u trong người mình có trở chứng hay không? Bạn là chủ xị một cơ quan trường học thuộc lọai lớn nhất tỉnh, chủ một gia đình, chủ một số cơ sở…Vậy mà trong đầu tưởng đã tràn bộ nhớ vẫn dành cho mình một chỗ đứng trang trọng vào buổi sáng đầu ngày. Thương bạn quá ! Chaien ( Tên mình hay gọi cho bạn) ơi! Mình sẽ cố vượt lên chính mình để một lúc nào đó, ta sẽ ngồi bên nhau….

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

BỎ LẠI SAU LƯNG




20 tháng Chạp! Những ngày cuối năm âm lịch với vòng quay hối hả đã bắt đầu khởi động… Cảm giác chia tay với nghề nghiệp mầy ngày trước vẫn còn… Lại bắt đầu suy nghĩ mông lung….
(Mấy câu nầy của ai không thể nào nhớ nổi, nó chui vào đầu mình lúc nào không rõ… Chỉ biết chắc chắc chắn đây không phải là con mình…)




Rồi mai đây biết ai còn có nhớ
Hay quên đi như bụi phấn này xưa
Thời gian qua giọng Thầy vang ở đó
Còn gì không hay một âm thừa?




Thôi bỏ đó từng giờ chơi giờ học
Tiếng trống ban mai, áo trắng ngập ngừng
Lối cát buồn chợt nức nỡ buân khuâng
Thầy cúi xuống nghe lòng mình nặng trĩu
……..

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

THÔI THẾ LÀ XONG




Thế là xong, hơn 33 năm làm thuê cho Nhà nước, bi giờ “phẻ quá chời”. Không còn phải lo nói cái gì, chuẩn bị cái gì cho cuộc họp, không phải lo phân công công việc cho người khác làm…. Tâm trạng buồn vui ra sao? Thông thường có nhiều người muốn níu kéo, có người thắc mắc về đủ thứ trên đời các việc có liên quan đến chính sách….Với ta, xin nghỉ trước tuổi cho nghỉ hưu tới 7 năm. Vậy mà vẫn đủ điều kiện về hưu, thậm chí còn dư đến mấy năm … Thiệt, không có gì khỏe cho bằng... Không vướng bận...Cầu mong cho sức khỏe khá hơn để làm hết phần việc còn lại của một kẻ lãng du...
Từ nay về sau nầy, ta sẽ hiện hữu trong cuộc đời nầy với một tư cách khác. Việc đã qua trong gần hết đời người xin được mượn ý thơ của Lý Bạch trong bài “ Hiệp khách hành



事 了 拂 衣 去

深 藏 身 與 名

Sự liễu phất y khứ,

Thâm tàng thân dữ danh.
Tạm dịch:


Việc xong, rũ áo ra đi,


Xoá nhoà thân thế, kể gì tiếng tăm



Thế là xong câu chuyện về một cuộc tình …
Thế là xong…








Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

MỘT CÂU CHUYỆN VỀ VÔ THƯỜNG





Lang thang trên Net, suy nghĩ mông lung về cái “” và “Không” trong cuộc đời nầy, bổng dưng bắt gặp một câu chuyện ở tận bên trời Tây… Đúng là Tây có cách nghĩ của Tây, xin ghi lại mẫu chuyện ….



Lời của người truyền đạo, con trai của Đa-vít, vua tại Giê-ru-sa-lem. Người truyền đạo nói: Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không




- Các việc lao khổ loài người làm ra dưới mặt trời, thì được ích lợi chi? - Đời nầy qua, đời khác đến; nhưng đất cứ còn luôn luôn.


- Mặt trời mọc, mặt trời lặn, nó lật đật trở về nơi nó mọc. - Gió thổi về hướng nam, kế xây qua hướng bắc; nó xây đi vần lại không ngừng, rồi trở về vòng cũ nó.


- Mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm đầy biển; nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa.


- Muôn vật thảy đều lao khổ, loài người không thế nói ra được; mắt không hề chán ngó, tai chẳng hề nhàm nghe.


- Điều chi đã có, ấy là điều sẽ có; điều gì đã làm, ấy là điều sẽ làm nữa; chẳng có điều gì mới ở dưới mặt trời.


- Nếu có một vật chi mà người ta nói rằng: Hãy xem, cái nầy mới, vật ấy thật đã có rồi trong các thời đời trước ta.


- Người ta chẳng nhớ các đời trước, và các đời sau những người đến sau cũng sẽ chẳng nhớ đến nữa.


- Ta là người truyền đạo, đã làm vua Y-sơ-ra-ên tại Giê-ru-sa-lem.


- Ta chuyên lòng lấy sự khôn ngoan mà tra khảo mọi việc làm ra dưới trời; ấy là một việc lao khổ mà Đức Chúa Trời đã giao cho loài người để lo làm.


- Ta đã xem thấy mọi việc làm ra dưới mặt trời; kìa, thảy đều hư không, theo luồng gió thổi.


- Vật chi đã cong vẹo không thể ngay lại được, và vật gì thiếu không thể đếm được.



- Ta nói trong lòng rằng: Nầy, ta đã được sự khôn ngoan lớn hơn hết thảy những người ở trước ta tại Giê-ru-sa-lem; thật lòng ta đã thấy nhiều sự khôn ngoan và tri thức.


- Ta cũng chuyên lòng học biết sự khôn ngoan, và biết sự ngu dại điên cuồng; ta nhìn biết điều đó cũng là theo luồng gió thổi.


- Vì nếu sự khôn ngoan nhiều, sự phiền não cũng nhiều; ai thêm sự tri thức ắt thêm sự đau đớn.



Con người, khi mới sinh ra, ai cũng như ai, không một mãnh vải che thân, đôi tay không cầm nắm bất cứ cái gì... Khi chết cũng vậy, thân thể tan rả theo sự điều tiết của quy luật sinh học. cái còn lại là những tùy vật người ta gởi theo…


Cao phi diễn tẩu giả nan tàng
Tay không mãn kiếp vẫn hoàn tay không









Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

HOA ĐÀO NĂM NAY

















Thêm ẢnhMới 13 âl mà cây đào trước cửa đã trổ những bông đầu tiên. Năm nay, không gọi là đào phương Bắc lạc vào Nam nữa. Những bông đào đỏ thắm nầy chính là kết quả của cuộc hôn nhân giữa Đào Đà Lạt ghép với Đào Nhật Tân miền Bắc. Một năm chờ đợi, chính xác là khi đã được Nam bộ hóa, đào đã tập trung ra nụ nhiều hơn, sắc thắm hơn. Hy vọng sang năm tới, cây đào lớn hơn, chủ nhân có kinh nghiệm hơn, chắc chắn sẽ ra bông nhiều hơn và nở rộ đúng vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và mới..