Anh Bình chữa lại cho mình cụm từ laissez passer đúng theo cách nói của dân Tây: ‘’Hãy cho qua" Người An Nam mình cũng có triết lý MACKENO ( Mặc kệ nó ), xem ra chữ nghĩa cũng có nhiều chuyện lắm bàn….
Buổi chiều, nhận được cú điện báo việc đi tham dự Hội nghị về giáo dục tương lai…tại Thành phố do Viện NCGD đăng cai tổ chức. Tại sao lại là mình ? Dự để nghe, để biết chớ có nói và làm được gì khi mà nhiều năm, mình ấp ủ bao nhiêu ý tưởng, có lúc cũng mạnh dạn đề xuất, nhưng tất cả đều laissez passer. Phải chi để cho ai đó có tầm, có quyền, có sức chi phối đi dự HN để về chí ít cũng gieo được hạt mầm ý tưởng ?
Sự đời, có những cái không bình thường đều mặc nhiên tồn tại, thậm chí cứ lắp đi lắp lại mà không ai phát hiện thấy có gì nghịch lý. Vậy đó, nó giống như con bướm vàng đậu trái mù u không ăn nhập gì với tiếng ru buồn của người con gái lấy chồng sớm phải quên đi cái thì xuân sắc mà chìm ngập trong cơ cực – nuôi con tới tới…!
Tôi có thói quen phát hiện cái không bình thường nằm chìm khuất trong cái bình thường. Để chi? –Cũng không biết để làm gì …? Thôi thì cứ để mà chơi vậy !
Mấy hôm nay, nghe mọi người nhắc lại câu ca dao :
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên mụ canh gà Thọ xương
( Câu nầy nhiều người biết và thuộc lắm đấy!)
Những ngày ở miền Bắc, tôi được mai mắn kết thân với một sư huynh vốn là người có nhiều đa mang với Hà Nội. Từng lao động XHCN đắp đường Thanh niên mà Anh ta gọi ngày xưa là đường Cổ Ngư. Tôi biết nhiều về Hà Nội, về những địa danh cũng qua con người nầy. Chúng tôi có thói quen bỏ Hội nghị để đi chơi, đi tranh thủ để có thể sẽ không còn dịp nào khác. Lang thang bên Hồ Tây nhiều ngày, được ăn bánh gai cột bằng những chiếc lạt tre nhuộm màu tim tím, không biết gói lúc nào mà bên trong đã ẩm mốc. Không sao! Cứ lau sạch là dùng, bao nhiêu thế hệ đã qua vẫn dùng. Thời ấy, bao cấp, thiếu thốn, khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm người ta chưa quen dùng. Tôi được thăm chùa Trấn Quốc, đền Quan Thánh, được biết con Sâm cầm, được ăn bún ốc Hồ Tây….
Anh bạn tôi giải thích, ngày xưa, xung quanh Hồ Tây là những làng nghề, dân cư sinh sống bằng những nghề truyền thống . Và Anh minh họa băng 4 câu:
Gió đưa cành trùc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Trấn Võ là tên xưa của chùa Trấn Quốc, Thọ Xương là tên một ngôi làng ven Hồ Tây, Yên Thái cũng là tên một ngôi làng bên Hồ Tây có nghề làm giấy…
Bốn câu ca dao trên là cảm nhận của một nghệ nhân dân gian nào đó khi đứng bên Hồ Tây: Nghe tiếng chuông trong chùa, nghe nhịp chày giả bột giấy từ làng Yên Thái, nghe tiếng gà trưa từ bên miệt Thọ Xương….Trong không gian của một thời khắc: Thu – lạnh – sương lan tỏa trên mặt Hồ Tây …Anh bạn tôi đùa: - Hình như tác giả 4 câu ca dao trên cũng đứng chỗ nầy, (chỗ chúng tôi đứng) tức cảnh -sinh tình mà sáng tác 4 câu để đời như một viên ngọc lấp lánh miêu tả cảnh Hồ Tây...
Trở lại chuyện tréo ngoe ngôn ngữ,
Tiếng chuông Thiên mụ, canh gà Thọ Xương
Tôi có hỏi một anh bạn khác là dân Đại nội Huế chính thống, anh ta nói, ở Huế không có địa danh Thọ Xương! Như vậy, trong một văn cảnh mà gắn hai địa danh cách xa nhau gần 800 km thì quả thật là gượng ép quá !
Vậy đó! Sự đời có những cái tréo ngoe vẫn ngang nhiên tồn tại. Có sao đâu? Cứ cho qua ! cứ Mackeno! LAISSEZ PASSER mà !
Buổi chiều, nhận được cú điện báo việc đi tham dự Hội nghị về giáo dục tương lai…tại Thành phố do Viện NCGD đăng cai tổ chức. Tại sao lại là mình ? Dự để nghe, để biết chớ có nói và làm được gì khi mà nhiều năm, mình ấp ủ bao nhiêu ý tưởng, có lúc cũng mạnh dạn đề xuất, nhưng tất cả đều laissez passer. Phải chi để cho ai đó có tầm, có quyền, có sức chi phối đi dự HN để về chí ít cũng gieo được hạt mầm ý tưởng ?
Sự đời, có những cái không bình thường đều mặc nhiên tồn tại, thậm chí cứ lắp đi lắp lại mà không ai phát hiện thấy có gì nghịch lý. Vậy đó, nó giống như con bướm vàng đậu trái mù u không ăn nhập gì với tiếng ru buồn của người con gái lấy chồng sớm phải quên đi cái thì xuân sắc mà chìm ngập trong cơ cực – nuôi con tới tới…!
Tôi có thói quen phát hiện cái không bình thường nằm chìm khuất trong cái bình thường. Để chi? –Cũng không biết để làm gì …? Thôi thì cứ để mà chơi vậy !
Mấy hôm nay, nghe mọi người nhắc lại câu ca dao :
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên mụ canh gà Thọ xương
( Câu nầy nhiều người biết và thuộc lắm đấy!)
Những ngày ở miền Bắc, tôi được mai mắn kết thân với một sư huynh vốn là người có nhiều đa mang với Hà Nội. Từng lao động XHCN đắp đường Thanh niên mà Anh ta gọi ngày xưa là đường Cổ Ngư. Tôi biết nhiều về Hà Nội, về những địa danh cũng qua con người nầy. Chúng tôi có thói quen bỏ Hội nghị để đi chơi, đi tranh thủ để có thể sẽ không còn dịp nào khác. Lang thang bên Hồ Tây nhiều ngày, được ăn bánh gai cột bằng những chiếc lạt tre nhuộm màu tim tím, không biết gói lúc nào mà bên trong đã ẩm mốc. Không sao! Cứ lau sạch là dùng, bao nhiêu thế hệ đã qua vẫn dùng. Thời ấy, bao cấp, thiếu thốn, khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm người ta chưa quen dùng. Tôi được thăm chùa Trấn Quốc, đền Quan Thánh, được biết con Sâm cầm, được ăn bún ốc Hồ Tây….
Anh bạn tôi giải thích, ngày xưa, xung quanh Hồ Tây là những làng nghề, dân cư sinh sống bằng những nghề truyền thống . Và Anh minh họa băng 4 câu:
Gió đưa cành trùc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Trấn Võ là tên xưa của chùa Trấn Quốc, Thọ Xương là tên một ngôi làng ven Hồ Tây, Yên Thái cũng là tên một ngôi làng bên Hồ Tây có nghề làm giấy…
Bốn câu ca dao trên là cảm nhận của một nghệ nhân dân gian nào đó khi đứng bên Hồ Tây: Nghe tiếng chuông trong chùa, nghe nhịp chày giả bột giấy từ làng Yên Thái, nghe tiếng gà trưa từ bên miệt Thọ Xương….Trong không gian của một thời khắc: Thu – lạnh – sương lan tỏa trên mặt Hồ Tây …Anh bạn tôi đùa: - Hình như tác giả 4 câu ca dao trên cũng đứng chỗ nầy, (chỗ chúng tôi đứng) tức cảnh -sinh tình mà sáng tác 4 câu để đời như một viên ngọc lấp lánh miêu tả cảnh Hồ Tây...
Trở lại chuyện tréo ngoe ngôn ngữ,
Tiếng chuông Thiên mụ, canh gà Thọ Xương
Tôi có hỏi một anh bạn khác là dân Đại nội Huế chính thống, anh ta nói, ở Huế không có địa danh Thọ Xương! Như vậy, trong một văn cảnh mà gắn hai địa danh cách xa nhau gần 800 km thì quả thật là gượng ép quá !
Vậy đó! Sự đời có những cái tréo ngoe vẫn ngang nhiên tồn tại. Có sao đâu? Cứ cho qua ! cứ Mackeno! LAISSEZ PASSER mà !