Ở Việt Nam, các chùa Phật giáo thường có thờ hai bức tượng cỡ lớn. Dân gian thường gọi là ông Thiện, ông Ác. Hai ông cưỡi hai con kỳ lân lớn, ông cầm thanh long đao, ông cầm sổ sách, thân hình cao lớn, mắt phượng, mày ngài, oai phong lẫm liệt, ai nhìn vào cũng kính nể. Ông Thiện là ngài Hộ Pháp và ông Ác là ngài Tiêu Diện Đại Sĩ.
Thường thì tượng hai ông được đặt trong nhà Bái đường hay tiền đường, tư thế của hai ông thường chỉ hai tư thế là quay mặt ra ngoài hay hướng mắt vào nhau. Đặc điểm chung của hai ông:
- Bao giờ cũng được tạc rất to, có thể là to nhất trong các tượng trong chùa.
- Có thể đứng hoặc ngồi, có thể có con lân hay sư tử kèm theo, tay thường cầm binh khí hoặc sổ sách, tượng thường có những dải lụa xung quanh mình nhằm thể hiện sự thần thông nhưng cũng tạo tính mỹ thuật.
- Được làm bằng đất sét, giấy bồi, hoặc gỗ.
- Nhìn rất dễ phân biệt, ông Ác thì mặt đỏ, cầm binh khí, dáng dữ tợn, ông Thiện cầm sổ sách mặt trắng hoặc hồng, dáng hiền từ.
Thật ra có rất nhiều cách gọi tên hai ông này, bấy lâu nay dân gian vẫn quen gọi là “ông”, là “ngài”, có lúc gọi là ông Thiện, Ông Ác, nhưng cũng có nơi, có lúc gọi là hai vị Kim Cương, hai vị Hộ Pháp ...
Hai ông Thiện và Ác có nghĩa là khuyến thiện và trừng ác, nó phản ánh đại diện cho phần nào quyền lực của nhà Phật trong việc cứu vớt chúng sinh.
Có tích rằng, “ Thời thượng cổ, vua Tỳ Kheo có hai con trai là Tỳ Văn và Tỳ Võ. Tỳ Văn thì hiền lành, trái lại Tỳ Võ rất hung dữ.
Vua Tỳ Kheo rất hâm mộ đạo đức. Lúc ấy, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật mở Phật giáo ở Ấn Độ, độ được vua Tỳ Kheo. Vua Tỳ Kheo lo lập chùa để tu niệm và muốn nhường ngôi lại cho con trưởng là Tỳ Văn hiền lành, nhưng lại sợ Tỳ Võ hung dữ không chịu.
Vua Tỳ Kheo lập kế, sai Tỳ Võ đi các trấn vỗ an bá tánh và đến Hàng Châu chiêu mộ anh tài. Nơi triều đình, vua Tỳ Kheo nhường ngôi cho Tỳ Văn, còn ông vào chùa tu niệm.
Khi Tỳ Võ hoàn thành nhiệm vụ, trở về triều, thấy anh mình là Tỳ Văn đã lên ngôi vua rồi. Tỳ Võ liền nói: “Anh hiền lắm, làm vua sao được, dân không sợ đâu. Anh hãy để ngai vàng lại cho tôi”. “Tôi dữ là dữ với kẻ hung ác bạo tàn vô đạo chớ không dữ với người đạo đức bao giờ”.
Tỳ Văn nghe em nói như vậy biết là Tỳ Võ muốn lên làm vua, sợ phải thất lời với vua cha, nên Tỳ Văn vội vàng cầm ngọc tỷ chạy lên chùa để báo cho vua cha sự việc. Nhưng khi Tỳ Văn chạy tới cửa chùa thì vấp té chết, linh hồn thoát xác đi lên cõi Trời.
Tỳ Võ đuổi theo tới nơi, thấy xác của anh mình nằm chết trước cửa chùa, cúi xuống lượm ngọc tỷ cầm lên, bất giác hối hận ăn năn, thấy con người khi chết không đem theo được gì cả, bao nhiêu tiền tài, danh vọng, quyền thế, đều bỏ lại cõi đời, linh hồn chỉ ra đi với hai tay trắng. Tỳ Võ thức tỉnh, quyết bỏ hết sự đời, theo vua cha tu niệm, cuối cùng thì đắc đạo”.
Thường thì tượng hai ông được đặt trong nhà Bái đường hay tiền đường, tư thế của hai ông thường chỉ hai tư thế là quay mặt ra ngoài hay hướng mắt vào nhau. Đặc điểm chung của hai ông:
- Bao giờ cũng được tạc rất to, có thể là to nhất trong các tượng trong chùa.
- Có thể đứng hoặc ngồi, có thể có con lân hay sư tử kèm theo, tay thường cầm binh khí hoặc sổ sách, tượng thường có những dải lụa xung quanh mình nhằm thể hiện sự thần thông nhưng cũng tạo tính mỹ thuật.
- Được làm bằng đất sét, giấy bồi, hoặc gỗ.
- Nhìn rất dễ phân biệt, ông Ác thì mặt đỏ, cầm binh khí, dáng dữ tợn, ông Thiện cầm sổ sách mặt trắng hoặc hồng, dáng hiền từ.
Thật ra có rất nhiều cách gọi tên hai ông này, bấy lâu nay dân gian vẫn quen gọi là “ông”, là “ngài”, có lúc gọi là ông Thiện, Ông Ác, nhưng cũng có nơi, có lúc gọi là hai vị Kim Cương, hai vị Hộ Pháp ...
Hai ông Thiện và Ác có nghĩa là khuyến thiện và trừng ác, nó phản ánh đại diện cho phần nào quyền lực của nhà Phật trong việc cứu vớt chúng sinh.
Có tích rằng, “ Thời thượng cổ, vua Tỳ Kheo có hai con trai là Tỳ Văn và Tỳ Võ. Tỳ Văn thì hiền lành, trái lại Tỳ Võ rất hung dữ.
Vua Tỳ Kheo rất hâm mộ đạo đức. Lúc ấy, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật mở Phật giáo ở Ấn Độ, độ được vua Tỳ Kheo. Vua Tỳ Kheo lo lập chùa để tu niệm và muốn nhường ngôi lại cho con trưởng là Tỳ Văn hiền lành, nhưng lại sợ Tỳ Võ hung dữ không chịu.
Vua Tỳ Kheo lập kế, sai Tỳ Võ đi các trấn vỗ an bá tánh và đến Hàng Châu chiêu mộ anh tài. Nơi triều đình, vua Tỳ Kheo nhường ngôi cho Tỳ Văn, còn ông vào chùa tu niệm.
Khi Tỳ Võ hoàn thành nhiệm vụ, trở về triều, thấy anh mình là Tỳ Văn đã lên ngôi vua rồi. Tỳ Võ liền nói: “Anh hiền lắm, làm vua sao được, dân không sợ đâu. Anh hãy để ngai vàng lại cho tôi”. “Tôi dữ là dữ với kẻ hung ác bạo tàn vô đạo chớ không dữ với người đạo đức bao giờ”.
Tỳ Văn nghe em nói như vậy biết là Tỳ Võ muốn lên làm vua, sợ phải thất lời với vua cha, nên Tỳ Văn vội vàng cầm ngọc tỷ chạy lên chùa để báo cho vua cha sự việc. Nhưng khi Tỳ Văn chạy tới cửa chùa thì vấp té chết, linh hồn thoát xác đi lên cõi Trời.
Tỳ Võ đuổi theo tới nơi, thấy xác của anh mình nằm chết trước cửa chùa, cúi xuống lượm ngọc tỷ cầm lên, bất giác hối hận ăn năn, thấy con người khi chết không đem theo được gì cả, bao nhiêu tiền tài, danh vọng, quyền thế, đều bỏ lại cõi đời, linh hồn chỉ ra đi với hai tay trắng. Tỳ Võ thức tỉnh, quyết bỏ hết sự đời, theo vua cha tu niệm, cuối cùng thì đắc đạo”.
Lời bàn ,
Đó là chuyện xưa, truyền tụng trong dân gian…
-Dữ mà lên trời như Tỳ Võ thì cũng nên dữ ?
-Ngày nay, chúng ta lại thấy hai ông mới. Chức năng của hai ông này hoàn toàn khác hai ông Thiện, Ác. Một ông có khả năng cứu người và một ông có khả năng giết người. Đó là ông “cơ chế” và ông “các lực lượng thù địch”.
???????????????????????
-Ngày nay, chúng ta lại thấy hai ông mới. Chức năng của hai ông này hoàn toàn khác hai ông Thiện, Ác. Một ông có khả năng cứu người và một ông có khả năng giết người. Đó là ông “cơ chế” và ông “các lực lượng thù địch”.
???????????????????????
1 nhận xét:
Câu truyện thì không dám bình. Còn lời bàn thì không hiểu nổi!
Đăng nhận xét