Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

SỨC SỐNG


Sức sống là nhiên liệu đốt trong, là nguồn động lực để cho các chỉnh thể tự hòan thiện lấy mình.
Đối với CÂY, sức sống là sự cân bằng các quá trình hấp thu và đào thải. Là đồng hóa và dị hóa.Là điều kiện,là môi trường để cây tồn tại và phát trriển
Đối với CON, ngoài sự hấp thu và điều kiện sống, còn có sự sự cạnh tranh khốc liệt giữa chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn thông qua con đường phân ly tính trạng. Quy luật muôn đời của sự sống xưa nay vẫn là vậy…
Trong một CON NGƯỜI, sức sống còn có thêm chất liệu không thể thiếu được đó là tình yêu. Con người không biết yêu, không có tình yêu, không lựa chọn, không khát khao, không muốn chiếm đọat, thử hỏi con người đó có còn động cơ sống nữa hay không ? Ở đây, tình yêu đối với con người không chỉ bó hẹp trong quan hệ luyến ái. Tình yêu sinh ra ước mơ, tình yêu làm cho con người lớn hơn chính bản thân những gì mà họ đang có. Và tình yêu là đôi cánh, là bệ phóng để con người chinh phục những tầm cao mới hơn, mới hơn
Trong một gia đình, sức sống vẫn là cái chất liệu tình yêu không thể thiếu được. Nó như một chất xúc tác gắn các thành viên lại với nhau và đặc biệt là làm cho mọi người cùng nhìn về một phía. Tình yêu là cho con người bao dung và độ lượng hơn.Trong gia đình, tình yêu như một loại men cơm rượu, nó phá tan những hạt nếp cứng đầu để tạo ra một chất lỏng nồng nồng, ngọt ngọt làm cho người thưởng thức cảm giác lâng lâng, ham thích để rồi NGỘ ra, đây là chất liệu không thể thiếu mỗi khi nhìn về phía trước…
Sức sống trong cộng đồng, trong một xã hội thu hẹp là “ cái mới" mà nó sẽ tạo ra trong quá trình vận hành.
Friedrich Engels nói “ Bao giờ sức sống và tương lai cũng thuộc về cái mới” Thật ra câu nầy thừa ! Sức sống thuộc về cái mới là đủ rồi! Bởi lẻ, sức sống tạo ra cái mới, cái mới bao giờ cũng phủ định cái cũ trong quỹ đạo biện chứng của nó. Và cái mới bao giờ cũng là sản phẩm của thì tương lai, của "cái sẽ có"… Như vậy khái niệm tương lai nếu không thừa thì có thể xem như một món đồ trang sức làm ngời lên cái vòng cổ tuyệt vời của một nàng Công tước diễm lệ….
Không biết mình có ăn gan trời không mà dám bắt lỗi lãnh tụ, chứ thật ra tương lai là cái gì đó sẽ cósắp có. Tương lai không phải là sự nối dài giữa quá khứ và hiện tại. Nếu không phải là sự nối dài thì ý nghĩa nội hàm chủ đạo của khái niệm tương lai phải là sức sống. Chúng ta rất cần vitality trong mọi việc làm, trong từng thao tác, trong mọi suy nghĩ. Nghĩ mà không có vitality thì trước mắt sẽ là một màu xám xịt…
( Mà có khi màu xám cũng có cái hay đó chứ? Màu xám của khói đốt đồng, màu xám của những thời khắc bàn giao giữa ngày và đêm…?
Dù sao thì “ Bao giờ sức sống và tương lai cũng thuộc về cái mới “ Cứ nghĩ như vậy đi, lòng sẽ thấy nhẹ nhàng. Gút mắc mà làm chi cho đời thêm bất cập….?

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

DẤU CHẤM HỎI



Không biết trong hoàn cảnh nào mà những nhà ngôn ngữ học đã đặt ra hình ảnh dấu chấm hỏi để biểu trưng cho một sự nghi vấn. Dấu chấm hỏi, theo quy ước quốc tế, nó đã trở thành chủ thể của chân lý một khi đứng trước sự hoài nghi và thắc mắc…Vượt lên trên ý nghĩa thông thường, dấu chấm hỏi mang thêm vào người những ẩn dụ to lớn, có khi là một vấn đề, cũng có khi là những thông điệp.
- Một em bé mồ côi, nằm co ro bên hè phố dưới trời lạnh cóng… qua cái nhìn của nhạc sĩ Thế Hiển, nó như một dấu chấm hỏi. Dấu chấm hỏi nằm giữa cuộc đời …
- Dấu chấm hỏi, nếu nhìn cận cảnh ở góc độ cách điệu, nó như một người gục đầu. Cái dáng vẻ gục đầu với sự trầm ngâm, chiêm nghiệm. Xa hơn nữa, ta có thể tưởng tượng chủ thể ấy đang rất đau khổ trên gương mặt vì chưa tìm ra một lời giải đáp nào đó…
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau
… ấy chẳng phải là góc miêu tả của Huy Cận khi tiếp xúc với những pho tượng La Hán trong chùa Tây Phương đó sao?
- Dấu chấm hỏi? Dấu chấm hỏi? Dấu chấm hỏi? Dấu chấm hỏi?

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2010

NGÀY TẾT QUA RỒI ...


Bây giờ là trung tuần tháng hai, vậy mà người Việt vẫn quan niệm đây chỉ là mới bắt đầu. Mồng ba tết, còn trong tết, một năm mới sẽ bắt đầu từ đây. Sự mai rũi phụ thuộc vào những điềm báo trước trong những ngày đầu năm…
Trước Tết, mình vẫn tự nhủ sẽ không dao động gì cả. Sẽ bình thường như mọi khi, thậm chí không buồn tỉa lá mai cho những ngày Tết vàng cả sân với bao nhiêu chủng lọai mai vàng, mai trắng, mai kem như năm nào. Hơn 20 cái tết đã đi qua tại căn nhà nầy, sự náo mức, cái vồn vả, nỗi mong chờ và sự mệt mõi khi phải gồng mình đi qua những ngày tết… đã trở thành những gì xơ cứng, nhạt nhẽo. Có cái gì đó làm cho mình cau có với mấy ngày nghỉ tết nầy?
Trong vui sao gợn chút buồn
Trong say sao lại thấy hờn bâng quơ

Hỏi bây giờ, là bao giờ ?…


Tính ra, mình được nhiều thứ mà cuộc đời nầy đã cho: Có một không gian riêng, có một gia đình, mà các thành viền đều có việc làm ổn định, ngày tết có chút tiền mua sắm và thực hiện những ý tưởng từ lâu ấp ủ. Nói chung, có cái ăn, cái để dành, có chỗ nơi cần đến và đã đi đến được. Không sang trọng, không lãng phí, nhưng cũng đủ để ghi lại những khoảng khắc khác thường trong sự chuyển giao giữa năm cũ và mới. Có tống cựu, có nghinh tân. Dĩ nhiên sự góp mặt chỉ là 03 thành viên trong nhà. Hút thuốc nhiều, bởi ngồi độc ẩm suy nghĩ về những “ lề thói” nghĩ về ngày mai, nghĩ về những việc cần làm…
- Nặng quá! không biết mình có “cầu toàn” không khi phía trước là những “ bến bờ xa lắc”
- Buồn quá! vì gặp phải khá nhiều ngang trái. Sao “ Lão thần bất công” bi giờ tồn tại quá nhiều? Đi đâu cũng gặp, chỗ nào cũng có. Hình như loại nầy sinh sản bằng phương pháp cấy mô hay sao mà nhiều quá ?
- Đau đầu quá! Đó là những khi giải những bài toán hóc búa có dính tới mình mà không ra lời giải. Uống thuốc giảm đạu không hết… khổ thật?
- Nỗi giận và la hét? Không ! chỉ thỡ ra, uống trà một mình, chỉ đau đáu, chỉ ngồi thừ dưới dàn lan, chọc ghẹo những con kiến vàng đi lạc...
Ngày Tết đã qua, sang năm lại có tết nữa. Mỗi lần say đắm với sắc vàng của cây mai vàng 125 cánh trước sân nhà là một lần kéo ghế xích lại tới chỗ mà mình phải đến. Không ai muốn đến đâu ! nhưng ngặt nỗi, chiếc chỗ máy thời gian vận hành không có khoảng nghỉ bù. Nó không bao giờ nghỉ, dù nắng hay ,mưa, dù nhân gian nầy có Tết Nguyên Đán hay Đại lễ hội 1000 năm Thăng Long đi nữa thì nó vẫn làm việc. Và như vậy, sinh mạng con người, kiếp người vẫn bị nó chi phối và tác động.
Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Thời gian đi ....

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2010

Nguyễn Khắc Niêm



Nguyễn Khắc Niêm sinh năm 1888 tại làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ nhỏ Nguyễn Khắc Niêm đã thông minh tuấn tú hơn người.
Năm 1906, ông thi đậu
cử nhân, trường thi Nghệ An.
Năm 1907, ông thi đậu đệ nhị giáp tiến sĩ (
Hoàng giáp)[1], khoa thi đình Đinh Mùi, tại Huế.
Khi thi đỗ đại khoa, được cùng các vị tiến sĩ đồng khoa triều kiến vua Thành Thái, nhà vua đề nghị mỗi vị hãy góp kế sách để phục hưng quốc gia, Nguyễn Khắc Niêm đã đọc 4 câu.

Tôn tộc đại quy
Tôn lộc đại nguy
Tôn tài đại thịnh
Tôn nịnh đại suy.
· (Trần Đại Vinh đã tạm dịch:
Tôn trọng nòi giống ắt đại hòa hợp
Tôn trọng bổng lộc ắt đại nguy nan
Tôn trọng tài năng, ắt đại phồn thịnh
Tôn trọng siểm nịnh, ắt đại suy vong.)