Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

DẤU CHẤM HỎI



Không biết trong hoàn cảnh nào mà những nhà ngôn ngữ học đã đặt ra hình ảnh dấu chấm hỏi để biểu trưng cho một sự nghi vấn. Dấu chấm hỏi, theo quy ước quốc tế, nó đã trở thành chủ thể của chân lý một khi đứng trước sự hoài nghi và thắc mắc…Vượt lên trên ý nghĩa thông thường, dấu chấm hỏi mang thêm vào người những ẩn dụ to lớn, có khi là một vấn đề, cũng có khi là những thông điệp.
- Một em bé mồ côi, nằm co ro bên hè phố dưới trời lạnh cóng… qua cái nhìn của nhạc sĩ Thế Hiển, nó như một dấu chấm hỏi. Dấu chấm hỏi nằm giữa cuộc đời …
- Dấu chấm hỏi, nếu nhìn cận cảnh ở góc độ cách điệu, nó như một người gục đầu. Cái dáng vẻ gục đầu với sự trầm ngâm, chiêm nghiệm. Xa hơn nữa, ta có thể tưởng tượng chủ thể ấy đang rất đau khổ trên gương mặt vì chưa tìm ra một lời giải đáp nào đó…
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau
… ấy chẳng phải là góc miêu tả của Huy Cận khi tiếp xúc với những pho tượng La Hán trong chùa Tây Phương đó sao?
- Dấu chấm hỏi? Dấu chấm hỏi? Dấu chấm hỏi? Dấu chấm hỏi?

Không có nhận xét nào: