THẬP TẢI LUÂN GIAO CẦU CỔ KIẾM
十 載 輪 交 求 古 劍
十 載 輪 交 求 古 劍
Mười năm trôi qua cầu kiếm cổ
NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA
一 生 低 首 拜 梅 花
Một đời cúi thủ (đầu) (quỳ) lạy (bái) bông mai
Trong tạp chí Diễn đàn văn nghệ VN số 3/2006, nhà thơ nổi tiếng Phạm Tiến Duật (Tổng biên tập) có đăng bài thơ “cây mai trắng trong phòng Tổng Biên tập” tặng nhà văn, thiếu tướng Hữu Ước, có dẫn ở phần “đề từ” câu đối của Cao Bá Quát : Thập tải luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái mai hoa Dịch là :Mười năm lặn lội tìm cây kiếm cổ Một đời chỉ biết lạy hoa mai) Theo các tài liệu đã được các nhà nghiên cứu tiền bối công bố, thì đôi câu đối trên có xuất xứ như sau : Theo “Như Thanh Nhật ký” năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh : cầm đầu là chánh sứ Lê Tuấn (đỗ Hoàng Giáp năm 1853); phó sứ là Nguyễn Tử Giản (Hoàng Giáp năm 1884); phó sứ thứ 2 là cử nhân Hoàng Tịnh. Hành trình của sứ bộ theo lối xưa từ ải Nam Quan đến Yên Kinh “bộ khôn bằng bộ, thuỷ khôn bằng thuyền” mất 181 ngày (lưu trú 64 ngày đi 117 ngày trong đó 44 ngày đường bộ, 73 ngày đường thuỷ). Khởi hành ngày 1/8 Mậu Thìn, sau 125 ngày thì đến huyện thành Hà Dương tỉnh Hồ Bắc, ở đó đoàn Sứ bộ Việt Nam được viên tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối cho chánh sứ Lê Tuấn : Hữu Khẩu tu ngôn thiên hạ sự Kháng hoài bất nhượng cổ chi nhân Tạm dịch :Có miệng nên nói việc thiên hạ Nghị lực không chịu nhường người xưa. Câu đối tặng Nguyễn Tử Giản : Thập tải luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái mai hoa Tạm dịch :Mười năm chọn bạn như tìm thanh kiếm cổ Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai Câu đối tặng Hoàng Tịnh: Truyền thần cổ hữu Lý Tư Huấn Vấn tự kim vô Dương Tử Vân Tạm dịch :Truyền thần xưa có Lý Tư Huấn Hỏi chữ nay không Dương Tử Vân. Sự kiện trên được chép trong “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (1823-1890) sách viết tay của thư viện khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b; Cứ liệu trên đã được các học giả Tảo Trang và Hoa Bằng đưa ra trên tạp chí văn học số 2-Hà Nội năm 1972, trang 61 và 64). Câu đối “... bái mai hoa” của Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tử Giản là vào năm 1868, trước đó 14 năm, Cao Bá Quát đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (Giáp Dần 1854)... phải chăng người đời do quá yêu Cao Chu Thần nên cứ thích tương truyền câu “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của ông như một giai thoại để đời ?
Góc Thành Nam-Hà Nội ngày 5-12-2006
NGUYỄN KHÔI
Nào giờ tôi và bạn bè luôn đinh ninh 2 câu thơ “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm - Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của Chu thần Cao Bá Quát. Nhưng trên tạp chí Hồn Việt số 33 (tháng 3-2010), GS Mai Quốc Liên lại đưa ra những dẫn chứng cho rằng đây là câu đối có gốc tích từ Trung Quốc. Ý kiến của cô Tú?
- Không riêng gì bạn, lâu nay nhiều người - kể cả sách giáo khoa - đều cho rằng tác giả của 2 câu trên (tạm dịch: Xuôi ngược mười năm tìm kiếm cổ - Một đời chỉ cúi trước hoa mai) là Cao Bá Quát. GS Mai Quốc Liên đã giải thích đúng, và Tú tôi xin bổ sung thêm: Ngoài học giả Hoa Bằng, nhà nghiên cứu Tảo Trang (tạp chí Văn Học, 2-1963) cũng đã nêu vấn đề 2 câu đối trên là của Tri phủ Hán Dương - Hồ Bắc (không phải Hà Bắc) Ngải Tuấn Mỹ tặng phó sứ Nguyễn Tư Giản khi ông cùng với Lê Tuấn (chánh sứ) và Hoàng Tịnh được vua Tự Đức cử đi sứ sang Trung Quốc vào năm 1868 (không phải 1869). Mặt khác, Cao Bá Quát đã mất trước đó 13 năm (không phải 15 năm - ông hi sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương vào tháng chạp năm Giáp Dần, tức tháng 1-1854). Dẫn chứng trên là có cơ sở, bởi tác phẩm “Yên Thiều bút lục” của Nguyễn Tư Giản (viết tay) vẫn còn lưu ở thư viện Khoa Học Trung Ương (ký hiệu A.852, tờ 18a-b).
VŨ QUỐC TUẤN (Bà Rịa – Vũng Tàu)
VŨ QUỐC TUẤN (Bà Rịa – Vũng Tàu)
* Gần đây, tôi nghe có người đã dẫn tài liệu để chứng minh rằng câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” không phải là của Cao Bá Quát. Xin quý báo nói rõ hơn về vấn đề này. (Nguyễn Minh, Hội An, Quảng Nam).
- Lâu nay, hầu hết các sách báo, tài liệu đều cho rằng hai câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Giao hảo mười năm tìm kiếm cổ/ Một đời chỉ cúi trước hoa mai) là của Cao Bá Quát.
Từ điển Bách khoa toàn thư (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam), tại mục từ Hoa mai có đoạn: “Mai là biểu tượng của vẻ đẹp trong sáng, thanh tao, của tinh thần kiên cường bất khuất. Với ý nghĩa đó, những nhà văn hóa Việt Nam như Nguyễn Du đã từng viết: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, Cao Bá Quát: “Bái phục một hoa mai”, và Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngẩng đầu, Mặt Trời đỏ; Bên suối, một cành mai”.
“Bái phục một hoa mai” chính là giảng nghĩa cụm từ “bái mai hoa” trong câu đối đang xét.
GS Vũ Khiêu trong sách Thơ văn Cao Bá Quát (Nhiều tác giả, NXB Văn học, 1984) cũng dẫn câu đối này và bình: “Hai câu đối rất được truyền tụng này của Cao Bá Quát đã phản ánh đầy đủ tinh thần phản kháng của ông. Chúng vừa nói lên khí phách anh hùng, quyết tâm đứng lên trừ bạo cứu dân, vừa bộc lộ một tâm hồn trong sạch thanh cao, đẹp như hoa mai trắng”.
Tuy nhiên, Tảo Trang trong “Một số tư liệu về thơ văn Cao Bá Quát” (Tạp chí Văn học số 38 tháng 2 năm 1963) và Hoa Bằng trong “Một vài tìm tòi về đôi câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát” (Tạp chí văn học số 134 tháng 3-4 năm 1972) đã nói khác. Hai tác giả đã dẫn nội dung trong cuốn “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (sách viết tay của Thư viện Khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b) để chứng minh câu đối đang xét không phải của Cao Bá Quát mà là của Tri phủ Hán Dương nhà Thanh là Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tư Giản (1823-1890) khi ông này đi sứ sang Tàu.
Theo “Như Thanh nhật ký” (tác phẩm của tập thể Sứ bộ tâu báo lên nhà vua sau khi hoàn thành chuyến đi sứ sang Thanh), năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn Sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh gồm: Chánh sứ Lê Tuấn, Phó sứ thứ nhất Nguyễn Tử Giản và Phó sứ thứ hai Hoàng Tịnh. Khi đến huyện thành Hà Dương, tỉnh Hồ Bắc, Sứ bộ Việt Nam được viên Tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng ba vị Chánh, Phó sứ, mỗi người một câu đối riêng. Câu đối tặng cho Nguyễn Tư Giản chính là câu đang xét.
Như vậy, câu đối nói về chuyện “bái phục một hoa mai” xuất hiện vào năm 1868, thế nhưng, 14 năm trước đó, họ Cao đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương bất thành (Giáp Dần 1854) thì làm sao có thể sáng tác ra câu đối bất hủ này?
Nói thêm, hiện có một số tài liệu cho rằng câu đối đang xét là hai câu sau của một bài tứ tuyệt của Cao Bá Quát (như Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia): “Kinh thế hữu tài giai bách luyện/ Độc thư vô tự bất thiên kim/ Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Hai câu đầu nghĩa là: Người làm kinh bang tế thế (muốn) có tài phải qua trăm luyện/ Kẻ đọc sách không (hiểu) chữ thì không thành ngàn vàng.
Rõ ràng đây chỉ đơn thuần là một sự gán ghép. 4 câu nói trên không thể là một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh, bởi nó mắc hai lỗi cực kỳ quan trọng trong luật Đường thi: Thất vận (câu 2 không bắt vần với câu 4) và thất niêm (chữ thứ hai câu 2 không cùng thanh với chữ thứ hai câu 3).
ĐNCT
- Lâu nay, hầu hết các sách báo, tài liệu đều cho rằng hai câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Giao hảo mười năm tìm kiếm cổ/ Một đời chỉ cúi trước hoa mai) là của Cao Bá Quát.
Từ điển Bách khoa toàn thư (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam), tại mục từ Hoa mai có đoạn: “Mai là biểu tượng của vẻ đẹp trong sáng, thanh tao, của tinh thần kiên cường bất khuất. Với ý nghĩa đó, những nhà văn hóa Việt Nam như Nguyễn Du đã từng viết: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, Cao Bá Quát: “Bái phục một hoa mai”, và Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngẩng đầu, Mặt Trời đỏ; Bên suối, một cành mai”.
“Bái phục một hoa mai” chính là giảng nghĩa cụm từ “bái mai hoa” trong câu đối đang xét.
GS Vũ Khiêu trong sách Thơ văn Cao Bá Quát (Nhiều tác giả, NXB Văn học, 1984) cũng dẫn câu đối này và bình: “Hai câu đối rất được truyền tụng này của Cao Bá Quát đã phản ánh đầy đủ tinh thần phản kháng của ông. Chúng vừa nói lên khí phách anh hùng, quyết tâm đứng lên trừ bạo cứu dân, vừa bộc lộ một tâm hồn trong sạch thanh cao, đẹp như hoa mai trắng”.
Tuy nhiên, Tảo Trang trong “Một số tư liệu về thơ văn Cao Bá Quát” (Tạp chí Văn học số 38 tháng 2 năm 1963) và Hoa Bằng trong “Một vài tìm tòi về đôi câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát” (Tạp chí văn học số 134 tháng 3-4 năm 1972) đã nói khác. Hai tác giả đã dẫn nội dung trong cuốn “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (sách viết tay của Thư viện Khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b) để chứng minh câu đối đang xét không phải của Cao Bá Quát mà là của Tri phủ Hán Dương nhà Thanh là Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tư Giản (1823-1890) khi ông này đi sứ sang Tàu.
Theo “Như Thanh nhật ký” (tác phẩm của tập thể Sứ bộ tâu báo lên nhà vua sau khi hoàn thành chuyến đi sứ sang Thanh), năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn Sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh gồm: Chánh sứ Lê Tuấn, Phó sứ thứ nhất Nguyễn Tử Giản và Phó sứ thứ hai Hoàng Tịnh. Khi đến huyện thành Hà Dương, tỉnh Hồ Bắc, Sứ bộ Việt Nam được viên Tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng ba vị Chánh, Phó sứ, mỗi người một câu đối riêng. Câu đối tặng cho Nguyễn Tư Giản chính là câu đang xét.
Như vậy, câu đối nói về chuyện “bái phục một hoa mai” xuất hiện vào năm 1868, thế nhưng, 14 năm trước đó, họ Cao đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương bất thành (Giáp Dần 1854) thì làm sao có thể sáng tác ra câu đối bất hủ này?
Nói thêm, hiện có một số tài liệu cho rằng câu đối đang xét là hai câu sau của một bài tứ tuyệt của Cao Bá Quát (như Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia): “Kinh thế hữu tài giai bách luyện/ Độc thư vô tự bất thiên kim/ Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Hai câu đầu nghĩa là: Người làm kinh bang tế thế (muốn) có tài phải qua trăm luyện/ Kẻ đọc sách không (hiểu) chữ thì không thành ngàn vàng.
Rõ ràng đây chỉ đơn thuần là một sự gán ghép. 4 câu nói trên không thể là một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh, bởi nó mắc hai lỗi cực kỳ quan trọng trong luật Đường thi: Thất vận (câu 2 không bắt vần với câu 4) và thất niêm (chữ thứ hai câu 2 không cùng thanh với chữ thứ hai câu 3).
ĐNCT
2 nhận xét:
Bạn thân mến
Việc dẫn chứng một cuốn bút lục để bảo vệ lập luận thì có vẻ quá mạo hiểm.
Không ai biết cuốn bút lục đó có phải thật của Nguyễn Hữu Giản đã viết không? Nếu là thật thì lấy gì kiểm chứng họ Nguyễn không bịa đặt ra tình tiết đó?
Cho nên chỉ nên để tiên đề này là một nghi vấn, như bao nghi án văn chương khác, đừng kết luận như đinh đóng cột như thế.
Theo tôi bạn Phúc không có gì là "quá mạo hiểm" cả! Bởi đây là một diễn đàn mở nên mọi người đều có thể nói lên những gì mình biết! Hơn nữa những gì bạn Phúc nói đã được trích dẫn hẳn hoi. Riêng bạn Bien Duc Hai nói "lấy gì kiểm chứng họ Nguyễn không bịa đặt ra tình tiết đó?" vậy bạn có chứng minh được câu nói này của mình không?
Đăng nhận xét