Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2009

’Lo bò trắng răng…!’’

Mình viết ra những ý tưởng nầy có lớn quá không ? Việc quốc gia đại sự chắc nên để cho những nhà hoặch định chính sách, phận thấp hèn, làm được gì mà cay đắng kiểu ‘’lo bò trắng răng…!’’ Mấy hôm nay, do phải làm việc, phải nói, phải mỗ xẻ, phải phân tích cụm từ mục tiêu giáo dục : Nhiều mĩ từ quá, mục đích, trạng thái mong muốn mà con thuyền giáo dục phải cập bến được vẽ ra quá tốt ! (Chuyện chữ nghĩa nói hoài chán lắm, bản thân mình cũng không khoái chuyện sính chữ..)
Nhân có dịp trao đổi với vài bạn hiền, mình cảm thấy… hình như ta đang đi trên con đường???- Phải không? – Với cách làm giáo dục (Nội dung và phương pháp, kể cả liên quan với cách đánh giá ) như hiện nay, chúng ta có đáp ứng được đơn đặt hàng của xã hội hay không nhỉ ?
Mục tiêu giáo dục nhìn ở góc độ nhân cách là tri thức- kỹ năng- thái độ, cái mà ta hay nói với nhau là thông qua dạy chữ để dạy người
Nầy nhé, cứ lần theo từng bước đi của lịch sử:
Giáo dục phong kiến đã cho ra lò những kẻ sĩ, thuộc làu làu tất cả các giáo lý mà thánh hiền để lại. Phong kiến là thứ bậc, là tôn tri trật tự, người có học trong thời nầy đã làm được cái việc mà chủ thể của xã hội đó yêu cầu, đã bảo vệ được ( trong một giai đoạn) quyền lợi và địa vị thống trị của nó..

Nền giáo dục cách mạng, đặc biệt là giáo dục của miền Bắc XHCN trước 1975 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của nó. Nếu nhìn một cách sòng phẳng giữa bên đặt hàng và bên sản xuất thì thời kỳ nầy, giáo dục đã hoàn thành sứ mạng một cách tuyệt vời:- Hàng loạt những con người do nhà trường đưa ra đều cùng chung một suy nghĩ, chung một quyết tâm “ đi về hướng bom rơi”. Lúc nầy, được ra mặt trận, được dâng hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc là mệnh lệnh của trái tim. Tất cả đều đập chung một nhịp. Khác đi là bị cả cộng đồng tẩy chay, người thân xa lánh...
Giáo dục hiện nay ra sao? Chúng ta tiến hành công việc “ tái tạo xã hội” trong những điều kiện rất thuận lợi, được rộng mở giao lưu với nền văn minh của cả nhân lọai, được nhìn thấy tận mắt những mặt mạnh và yếu của công nghệ các loại đang phát huy tác dụng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội( Có cái đóng học phí, có cái người ta cho không? ). Thế mà, nếu thử làm một phép điều tra xã hội học, hỏi một câu hỏi giản đơn” Sau nầy, vào đời các em sẽ là gì? Chắc chắn chúng ta sẽ được nghe câu trả lời quen thuộc: - Đi làm! Tất nhiên rồi, phải lao động chứ… Nhưng nếu hỏi làm ở đâu? Thì chúng ta sẽ giật mình! - Nếu có điều kiện (Cũng có thể bằng mọi giá) thì xin được làm ở các Cty có vốn đầu tư nước ngoài ! Hởi ơi! Buồn và lo sợ thật? Một đất nước, đi vào hội nhập với nhiều nguy cơ và áp lực mất/còn mà chèo chống nó chỉ là những tư tưởng làm thuê thì xin hỏi có đáng báo động không ??- Nếu những “Human” tương lai đều đồng thanh trả lời: sau khi học xong, tôi sẽ bằng mọi giá để trở thành 1 ông chủ thì hạnh phúc biết chừng nào. Có thể ban đầu chỉ là ông chủ nhỏ, nhưng dù sao vẫn là một suy nghĩ độc lập, một tinh thần dân tộc nối tiếp truyền thồng trong quá khứ . ( Không sợ nguy cơ bị đồng hóa)
Tôi tự hỏi:- Sức mạnh tinh thần truyền thống của dân Việt nằm ngủ ở đâu trong cái kho chứa quá lớn về các nội dung giáo dục? Hay tại Ông Thầy chưa đánh thức, khơi dậy trong quá trình dắt nhau đi về phía trước? Tại cái gì nữa? Tại Anh tại Ả, tại cả đôi đường!
Tôi chưa đi Tây, chỉ tiếp xúc qua thông tin mà biết được. Nghe nói, ở các nước văn minh, việc tạo ra tính tự lập cho con cái đã được các ông bố, bà mẹ chuẩn bị ngay từ nhỏ. Có thể hai cha con phải mua hai tờ Báo giống nhau để xem (Không có chuyện” Bố xem xong rồi cho con mượn đọc !) Tài sản Bố, Mẹ làm ra có thể sẽ hiến cho Giáo hội , phần cho con chỉ là số ít. Cứ thế đời nầy sang đời khác vẫn vậy. Không có chuyện Anh, Em kéo nhau ra tòa vì chia gia tài ! Chắc cũng không có chuyện “ Hy sinh đời Bố củng cố đời con ?…( Đừng ai hỏi ở đâu vậy? Tui tự nghe và tự “ chế “ ra đó??)
Liệu “ trường học thân thiện, học sinh tích cực, liệu với cách làm giáo dục như hiện nay'' , chúng ta có làm ra những chủ nhân tương lai của đất nước không khi mà xung quanh ta, các nước láng giềng đều đang có những chiến lược phát triển hoành tráng ??
Bác Huy Cận ơi, cho cháu mượn:
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau
??

Không có nhận xét nào: