Chữ nghĩa Việt có vô vàn cách lý giải. Có những chữ thân quen, gần gũi, có những chữ sâu xa lắng đọng. Chữ và nghĩa của tiếngViệt là kết quả đồng hành của quá trình Ông cha ta cọ xát với thực tế, sáng tạo ra. Có thể xem đây là quốc bảo, là di sản, là …( Là cái gì lớn lao, thiêng liêng, đa dạng, phong phú, ...)
Ngồi nghĩ đến công việc hằng ngày, tự dưng thấy có gì đó ngồ ngộ : Bình thường, người xung quanh gọi mình là Thầy ! Thực ra khái niệm Thầy là một danh xưng dùng để chỉ những ai có nghề và nghiệp trong ngành giáo dục.Tự hỏi bản thân mình có được xếp vào vị trí Thầy chưa ?. Trên lý lịch và bảng hiệu công chức đeo trước ngực ghi rõ : Giảng viên chính ( Hơn được giảng viên phụ và giảng viên ?) Giảng viên, dùng để chỉ những người đứng lớp ở cấp học cao đẳng trở lên đến sau đại học ) Giáo viên, dùng để chỉ những người đứng lớp ở bậc Mầm non, phổ thông và trung học chuyên nghiệp. Giảng theo nghĩa « đùi » là rao giảng, là trình bày, là gợi ý là đưa ra vấn đề... thậm chí, trong một chừng mức nào đó, những điều đưa ra của giảng viên chỉ là ở mức khởi đầu. Cấp học cao, nội dung và phương pháp trình bày phải mang tính đặc thù như trên để người học tự tìm đến những kiến thức mà mình cần( Kiến thức nầy thật sự là của họ, chớ không phải của ông Thầy trao cho ) ? Giáo thì có khác hơn, trong trình bày vấn đề có yêu cầu định hướng dạy dỗ rõ nét. Giáo là phải dạy ! Mục tiêu của giáo là những phạm trù mang tính chất định tính được vạch ra trong từng mục tiêu cấp học. Giáo dục, giáo huấn từ xưa đến nay đã cõng trên vai sứ mệnh nầy. Như vậy( Có thể quy kết) lao động phức tạp của giáo viên nặng hơn giảng viên không ??
Trong thứ bậc của học hàm ở Việt Nam có hai chức danh : Phó giáo sư và giáo sư . Phó giáo sư hay giáo sư là hai danh hiệu Nhà nước phong cho những người trong quá trình là Thầy đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp’’ trồng người ‘’ Giảng viên chính, gọi là thợ dạy đã qua chọn lọc, thi cử mà nên, được xếp cùng bậc lương với phó giáo sư có vô tình hạ thấp danh vị của người Thầy giáo cấp cao không ??
Tôi có người Cha, những năm 50, đậu trung học đệ nhất cấp, cuộc đời dong ruỗi không biết thế nào Ông xin vào một chân dạy học tại tỉnh Trà Vinh. Bước khởi đầu, ngạch bậc chỉ là ‘’giảng tập viên’’. Nội chức danh thôi cũng đủ thấy ngày xưa, ngành giáo dục chọn lựa người rất thận trọng. Hơn 30 năm sau, Ông về nghỉ với chức danh giáo viên tiểu học thượng hạng/ hạng ngạch I ( Hạng III, hạng II rồi mới tới hạng I). Lần lại dấu chân của người xưa, qua những nơi Ông đã dạy, tôi vẫn gặp lại những con người đã hơn 60, một ít nhỏ hơn đều nhắc về Thầy mình với lòng tôn kính. Ngày giỗ- chạp, thỉnh thoảng vẫn có một vài Bác học trò cũ tới viếng. Công việc của Thầy giáo xưa, -. Một mệnh đề tuy đơn giản nhưng mà làm được.
Bi giờ, cũng thông qua dạy chữ để dạy người. Cũng truyên truyền rao giảng những bài luân lý, đạo đức của người xưa nhưng cái đạt được sao mù khơi quá ? Có lẻ, con người hôm nay đang có quá nhiều cơ hội, đang đứng trước nhiều sự lựa chọn ??
Gần đây, bổng thấy mình đã sắp tới hồi ‘’hết vai trò ‘’. Có thể đã già cổi rồi. Số là vài năm gần đây, vào lớp, trong mối quan hệ với học viên, mình nhận ra những đứa con của học viên cũ của mình (Tôi không bao giờ gọi những người từng học trong lớp của mình là học trò cả, chỉ gọi là học viên vì họ đều là những người có tuổi, họ đi học vì ngày trước chưa có điều kiện được học). -Trước đây Cha / Mẹ em học Thầy, bây giờ em cũng học Thầy ? Tiếng Thầy mộc mạc, khô khan mà gần gũi. - Như vậy là Thầy mai mắn lắm đó , được dạy cho cả một nhà thì tuyệt chứ sao !- Nói như vậy nhưng lòng buồn vô hạn. Mấy năm qua, mình có được tiếp sức đủ để không nói lặp lại những điều đã nói với Cha/Mẹ của các em kia không? Thế hệ sau phải cao hơn thế hệ trước, mình vẫn một phong cách cũ (Dù có chuyên nghiệp hơn) thử hỏi buồn không nhỉ ?- Phải chi mình lúc nào cũng như Trương Tam Phong, lúc nào cũng có chiêu thức mới là luôn ở vị trí ‘’ tuyệt chiêu’’ để cho những thế hệ Trương Vô Kỵ luôn gọi là Thái sư phụ thì hay biết mấy ? Vòng đời lẫn quẫn, dù sao mình cũng mới chỉ là giảng viên ( dù có chính) Người ta chắc dễ tha tội cho những giảng viên hơn những Ông Thầy đó chứ ? GIÁO SƯ- PHÓ GIÁO SƯ (Thua GS một chút về công đức ) THẦY GIÁO- GIẢNG VIÊN – THỢ DẠY ... ( Có ai minh mẫn, xếp lọai theo thứ tự từ cao xuống thấp giùm tôi. Không biết đằng sau THỢ DẠY là những ai ?
Ngồi nghĩ đến công việc hằng ngày, tự dưng thấy có gì đó ngồ ngộ : Bình thường, người xung quanh gọi mình là Thầy ! Thực ra khái niệm Thầy là một danh xưng dùng để chỉ những ai có nghề và nghiệp trong ngành giáo dục.Tự hỏi bản thân mình có được xếp vào vị trí Thầy chưa ?. Trên lý lịch và bảng hiệu công chức đeo trước ngực ghi rõ : Giảng viên chính ( Hơn được giảng viên phụ và giảng viên ?) Giảng viên, dùng để chỉ những người đứng lớp ở cấp học cao đẳng trở lên đến sau đại học ) Giáo viên, dùng để chỉ những người đứng lớp ở bậc Mầm non, phổ thông và trung học chuyên nghiệp. Giảng theo nghĩa « đùi » là rao giảng, là trình bày, là gợi ý là đưa ra vấn đề... thậm chí, trong một chừng mức nào đó, những điều đưa ra của giảng viên chỉ là ở mức khởi đầu. Cấp học cao, nội dung và phương pháp trình bày phải mang tính đặc thù như trên để người học tự tìm đến những kiến thức mà mình cần( Kiến thức nầy thật sự là của họ, chớ không phải của ông Thầy trao cho ) ? Giáo thì có khác hơn, trong trình bày vấn đề có yêu cầu định hướng dạy dỗ rõ nét. Giáo là phải dạy ! Mục tiêu của giáo là những phạm trù mang tính chất định tính được vạch ra trong từng mục tiêu cấp học. Giáo dục, giáo huấn từ xưa đến nay đã cõng trên vai sứ mệnh nầy. Như vậy( Có thể quy kết) lao động phức tạp của giáo viên nặng hơn giảng viên không ??
Trong thứ bậc của học hàm ở Việt Nam có hai chức danh : Phó giáo sư và giáo sư . Phó giáo sư hay giáo sư là hai danh hiệu Nhà nước phong cho những người trong quá trình là Thầy đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp’’ trồng người ‘’ Giảng viên chính, gọi là thợ dạy đã qua chọn lọc, thi cử mà nên, được xếp cùng bậc lương với phó giáo sư có vô tình hạ thấp danh vị của người Thầy giáo cấp cao không ??
Tôi có người Cha, những năm 50, đậu trung học đệ nhất cấp, cuộc đời dong ruỗi không biết thế nào Ông xin vào một chân dạy học tại tỉnh Trà Vinh. Bước khởi đầu, ngạch bậc chỉ là ‘’giảng tập viên’’. Nội chức danh thôi cũng đủ thấy ngày xưa, ngành giáo dục chọn lựa người rất thận trọng. Hơn 30 năm sau, Ông về nghỉ với chức danh giáo viên tiểu học thượng hạng/ hạng ngạch I ( Hạng III, hạng II rồi mới tới hạng I). Lần lại dấu chân của người xưa, qua những nơi Ông đã dạy, tôi vẫn gặp lại những con người đã hơn 60, một ít nhỏ hơn đều nhắc về Thầy mình với lòng tôn kính. Ngày giỗ- chạp, thỉnh thoảng vẫn có một vài Bác học trò cũ tới viếng. Công việc của Thầy giáo xưa, -. Một mệnh đề tuy đơn giản nhưng mà làm được.
Bi giờ, cũng thông qua dạy chữ để dạy người. Cũng truyên truyền rao giảng những bài luân lý, đạo đức của người xưa nhưng cái đạt được sao mù khơi quá ? Có lẻ, con người hôm nay đang có quá nhiều cơ hội, đang đứng trước nhiều sự lựa chọn ??
Gần đây, bổng thấy mình đã sắp tới hồi ‘’hết vai trò ‘’. Có thể đã già cổi rồi. Số là vài năm gần đây, vào lớp, trong mối quan hệ với học viên, mình nhận ra những đứa con của học viên cũ của mình (Tôi không bao giờ gọi những người từng học trong lớp của mình là học trò cả, chỉ gọi là học viên vì họ đều là những người có tuổi, họ đi học vì ngày trước chưa có điều kiện được học). -Trước đây Cha / Mẹ em học Thầy, bây giờ em cũng học Thầy ? Tiếng Thầy mộc mạc, khô khan mà gần gũi. - Như vậy là Thầy mai mắn lắm đó , được dạy cho cả một nhà thì tuyệt chứ sao !- Nói như vậy nhưng lòng buồn vô hạn. Mấy năm qua, mình có được tiếp sức đủ để không nói lặp lại những điều đã nói với Cha/Mẹ của các em kia không? Thế hệ sau phải cao hơn thế hệ trước, mình vẫn một phong cách cũ (Dù có chuyên nghiệp hơn) thử hỏi buồn không nhỉ ?- Phải chi mình lúc nào cũng như Trương Tam Phong, lúc nào cũng có chiêu thức mới là luôn ở vị trí ‘’ tuyệt chiêu’’ để cho những thế hệ Trương Vô Kỵ luôn gọi là Thái sư phụ thì hay biết mấy ? Vòng đời lẫn quẫn, dù sao mình cũng mới chỉ là giảng viên ( dù có chính) Người ta chắc dễ tha tội cho những giảng viên hơn những Ông Thầy đó chứ ? GIÁO SƯ- PHÓ GIÁO SƯ (Thua GS một chút về công đức ) THẦY GIÁO- GIẢNG VIÊN – THỢ DẠY ... ( Có ai minh mẫn, xếp lọai theo thứ tự từ cao xuống thấp giùm tôi. Không biết đằng sau THỢ DẠY là những ai ?
1 nhận xét:
Chữ "Thầy" - trong nguồn cội của tiếng Việt - dùng để chỉ bất kì ai - làm được một trong hai điều (hoặc là cả hai): 1) Dạy cho người khác hiểu được lẽ sống, cách sống trong cộng đồng, trong xã hội. 2) Dạy cho người khác làm được một cái nghề nào đó có thể tự nuôi sống bản thân được.
Vì vậy nhân dân mới có cách nói: thầy đàn, thầy chùa,thầy cúng, thầy ...
Còn những danh hiệu khác mà vẫn đang được dùng: giảng viên chính/phụ,giáo sư, gì gì đó chỉ là những danh hiệu do nhà nước phong, có tính chất hành chính. Chắc gì những người mang các danh hiệu đó đã được nhân dân gọi một tiếng ưu ái: Thầy!
Lạ không! Nghề thợ bạc mỗi năm đều có ngày giổ tổ, nghề đi hát (hát bộ hay hát cải lương)cũng vậy, nhiều nghề khác cũng vậy, chỉ có ngành giáo dục là không biết ông tổ của mình là ai, chả giổ tổ bao giờ!
Đăng nhận xét