Tâm hồn mỗi người nằm trong vốn ngôn ngữ mà nó sử dụng. Không chỉ là tiếng mẹ đẻ, khi ta sử dụng thêm được một ngôn ngữ là tiếp thu thêm được một phần hồn của quê xứ mà ngôn ngữ đó hình thành. Vì vậy dân tộc nào cũng quan tâm dạy cho các thế hệ nối tiếp ngôn ngữ của tiền nhân, của quê hương. Khi một người không còn sử dụng được ngôn ngữ của cha mẹ nữa, nó đã đánh mất nơi chốn đi về của tâm hồn, nó đã đánh mất chỗ dựa quá khứ. Ngôn ngữ chính là một thứ tế bào gốc giúp tái tạo mối liên hệ của mỗi con người với thế hệ trước và với chính mình. Nghe, biết và hiểu là những phạm trù khác nhau. Một đứa trẻ không còn nghe và nói được ngôn ngữ của cha mẹ nữa thì nó vẫn còn có thể biết cha mẹ muốn nói gì nhưng nó hoàn toàn không thấu hiểu được nữa các cảm xúc hàm chứa trong cái nó vẫn tưởng là mình nghe biết! Hãy thử quan sát khả năng của âm nhạc, âm thanh của bản nhạc không chỉ đơn thuần là một tần số dao động mà nó hàm chứa các cảm xúc và chỉ nhờ cách kí âm mới lưu giữ và truyền đạt tới người khác được. Bí mật của ngôn ngữ chính là ở chỗ đó (bí mật của thần chú cũng là ở chỗ đó); chính là ở chỗ nó không chỉ là cú pháp, văn phạm,.v.v. mà ở chỗ nó lưu giữ và chuyển tải các cảm xúc. Một người Việt - đứng trước một sự việc -không khi nào có cùng thang bậc các cảm xúc như một người Anh. Nếu người gốc Việt này đánh mất ngôn ngữ của mình thì chính nó đến một lúc nào đó sẽ không thể hiểu nỗi chính bản thân, lúc đó mới bắt đầu một bi kịch về tâm hồn! (Trích dẫn nguyên xi ý tưởng của Vương huynh )
Thế hệ người Việt thứ hai ở hải ngọai làm sao có thể cảm nhận được cái gì là ‘’ canh rau muống’’, cái gì là”cà dầm tương” mỗi khi nhớ quê, nhớ về cội nguồn. Làm sao có thể nhận ra được “ngọn gió mát sau lưng” để lòng dạ bồi hồi “ bổng nhớ người dưng” thế nào? Gió sao gió mát sau lưng/Dạ sao dạ nhớ người dưng thế nầy. Và câu ca :
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên mụ, canh gà thọ xương
dịch ra tiếng Anh, rồi nhờ một người nào đó có chút am hiểu về lục bát của Việt Nam, gắn ghép vần nhịp và cố dịch ra tiếng Việt theo văn cảnh sẽ trở thành:
Bão đưa tre trúc tới nhà
Lũ La cùng với Lạc đà chạy chung
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên mụ, canh gà thọ xương
dịch ra tiếng Anh, rồi nhờ một người nào đó có chút am hiểu về lục bát của Việt Nam, gắn ghép vần nhịp và cố dịch ra tiếng Việt theo văn cảnh sẽ trở thành:
Bão đưa tre trúc tới nhà
Lũ La cùng với Lạc đà chạy chung
Vợ trời đánh một hồi chuông
Gọi về ăn bát canh xương gà hầm
Gọi về ăn bát canh xương gà hầm
Cũng có nhiều cố gắng đó chứ? – Gió mạnh đến đổi tre trúc ngả nghiên thì là bão thôi. La đà hình như là từ ghép đẳng lập, như vậy cho nó chạy chung thì không còn cách nào hay hơn ?? Thiên mụ là vợ trời(wife god) … canh gà thọ xương thì là soup chicken old. Gà sống lâu năm là gà già, cứng lắm chỉ có nước hầm bằng nồi áp suất mới tận dụng được ?. Vậy đó! Botay.com được chưa ?
2 nhận xét:
Dẫn một ca từ của Phạm Duy:
"Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi... Mẹ hiền ru những câu xa vời..."
Ngôn ngữ của mẹ, không chỉ là cú pháp ngôn ngữ, mà là cái êm đềm của tình mẹ truyền cho ta. Đánh mất ngôn ngữ của mẹ cũng bằng như bị đi lạc mất mẹ vậy! Dù anh giỏi ngoại ngữ như thế nào đi nữa anh cũng chỉ là một kẻ bơ vơ lạc mẹ thôi!
" Khen rằng bạn "tám" rất hay/càng nghe càng thấy đắng cay thế nào".
Hồi trước 75 đã có một MA du học Mỹ về, dịch "canh gà Thọ Xương" là chicken soup Thọ Xương" bị ta ( hồi ấy0 đánh cho một bài...ca vong bổn!
Đăng nhận xét