Lại có chuyện nữa đây! – Đang dạy, LĐ trường gọi lên gấp và giao cho nội dung phải hòan thành một bản tham luận về vấn đề ‘’ Đào tạo – bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh nhà giai đọan 2010- 2020. Giải pháp thực hiện’’
Yêu cầu hòan thành sớm để góp chung trong Hội thảo:”Xây dựng , phát triển đội ngũ trí thức Bến Tre thời kỳ 2010- 2020’’
Đầu tiên là tên gọi Hội thảo? ( Xây dựng, phát triển…) Khái niệm ‘’xây dựng’’ trong ngành xây dựng cơ bản là phải thiết kế và thi công từ nền mống, cừ cọc… rồi sau đó mới làm tiếp, có thể là Nhà , có thể là Biệt thự nhiều tầng…Đội ngũ trí thức của Bến Tre hiện nay được hình thành từ nhiều nguồn, hơn nữa, quá trình họ chuyển từ ‘’ngủ''sang ‘’thức’’ và ngược lại có được đầu tư từ ban đầu không ?? Gọi là xây dựng có ổn không??
Đụng đến việc ‘’ training’’ và ‘’cultivations’’ cho con người là lãnh địa khó đây! Khó không phải mình không có thông tin, không biết ‘’ CÁI’’ và ‘’ CÁCH” mà chính là vấn đề quá lớn, có quan hệ kéo theo, đụng chạm đến nhiều chính sách, đến cơ chế sử dụng, đến lối làm việc theo kiểu ’’ăn đong’’, đến những cái đầu chỉ quen làm theo sự vừa lòng của cấp trên…
Chủ thể đào tạo và bồi dưỡng là đội ngũ trí thức. Không phải đến bây giờ, người ta mới thấy tầm quan trọng của ‘’ kẻ sỉ’’ Đặt ra vấn đề phát triển nguồn nhân lực’’ để biết phải đối xử như thế nào với người tạo ra nó đúng là một mũi tên trúng hai cái đích… Cũng được thôi, mình sẽ hỏi Vương huynh nên làm thế nào đây. Thật ra, tham luận cũng như ‘’đá ném ao bèo’’, mình khoái tranh luận hơn. Có lẻ nên sắp ra những ý gợi mở để cho mọi người cải nhau chơi … Ở đâu cũng vậy, khi mà BÊN THI CÔNG và bên SỬ DỤNG chưa có ‘’Khế ước hợp đồng’’ chặt chẽ thì con thuyền giáo dục do những kẻ sỉ đưong thời chèo chống vẫn hát mãi bài ‘’ Thuyền và biển của Phan Huỳnh Điểu thôi ! Đổ hết cho giáo dục mà trong đó cụ thể là nhà trường thì ‘’ oan cho thảo dân’’ quá !
‘’ Lấy người thương mình hay lấy người mình thương’’? Làm sao để cho người ta thương mình? Ai chỉ ra được chỗ nào thương mình ? Có lẻ, nên đặt lại một vấn đề ‘’ vỡ lòng’’ về phương pháp luận thiết kế’’: Công việc cần con người hay con người đẻ ra công việc? Trí thức của Bến Tre, hay nguồn nhân lực của Bến Tre trả lời những vấn đề nầy? .. Dù sao mình cũng phải viết thôi, lại phải làm mất thời gian của Vương huynh nữa rồi ….!
Yêu cầu hòan thành sớm để góp chung trong Hội thảo:”Xây dựng , phát triển đội ngũ trí thức Bến Tre thời kỳ 2010- 2020’’
Đầu tiên là tên gọi Hội thảo? ( Xây dựng, phát triển…) Khái niệm ‘’xây dựng’’ trong ngành xây dựng cơ bản là phải thiết kế và thi công từ nền mống, cừ cọc… rồi sau đó mới làm tiếp, có thể là Nhà , có thể là Biệt thự nhiều tầng…Đội ngũ trí thức của Bến Tre hiện nay được hình thành từ nhiều nguồn, hơn nữa, quá trình họ chuyển từ ‘’ngủ''sang ‘’thức’’ và ngược lại có được đầu tư từ ban đầu không ?? Gọi là xây dựng có ổn không??
Đụng đến việc ‘’ training’’ và ‘’cultivations’’ cho con người là lãnh địa khó đây! Khó không phải mình không có thông tin, không biết ‘’ CÁI’’ và ‘’ CÁCH” mà chính là vấn đề quá lớn, có quan hệ kéo theo, đụng chạm đến nhiều chính sách, đến cơ chế sử dụng, đến lối làm việc theo kiểu ’’ăn đong’’, đến những cái đầu chỉ quen làm theo sự vừa lòng của cấp trên…
Chủ thể đào tạo và bồi dưỡng là đội ngũ trí thức. Không phải đến bây giờ, người ta mới thấy tầm quan trọng của ‘’ kẻ sỉ’’ Đặt ra vấn đề phát triển nguồn nhân lực’’ để biết phải đối xử như thế nào với người tạo ra nó đúng là một mũi tên trúng hai cái đích… Cũng được thôi, mình sẽ hỏi Vương huynh nên làm thế nào đây. Thật ra, tham luận cũng như ‘’đá ném ao bèo’’, mình khoái tranh luận hơn. Có lẻ nên sắp ra những ý gợi mở để cho mọi người cải nhau chơi … Ở đâu cũng vậy, khi mà BÊN THI CÔNG và bên SỬ DỤNG chưa có ‘’Khế ước hợp đồng’’ chặt chẽ thì con thuyền giáo dục do những kẻ sỉ đưong thời chèo chống vẫn hát mãi bài ‘’ Thuyền và biển của Phan Huỳnh Điểu thôi ! Đổ hết cho giáo dục mà trong đó cụ thể là nhà trường thì ‘’ oan cho thảo dân’’ quá !
‘’ Lấy người thương mình hay lấy người mình thương’’? Làm sao để cho người ta thương mình? Ai chỉ ra được chỗ nào thương mình ? Có lẻ, nên đặt lại một vấn đề ‘’ vỡ lòng’’ về phương pháp luận thiết kế’’: Công việc cần con người hay con người đẻ ra công việc? Trí thức của Bến Tre, hay nguồn nhân lực của Bến Tre trả lời những vấn đề nầy? .. Dù sao mình cũng phải viết thôi, lại phải làm mất thời gian của Vương huynh nữa rồi ….!
4 nhận xét:
Chuyện lớn rồi đấy! Liên quan đến vận mệnh dân tộc và phải chịu trách nhiệm lớn với con cháu sau này đấy! Khá cẩn trọng và cần nhiều tâm huyết đấy!
Cho cháu tám 1 tí, đừng trách trẻ con mà xen vào chuyện người lớn nha chú!
Entry này có những đoạn YT đọc mà ko thể ko cười "đội ngũ trí thức của Bến Tre hiện nay được hình thành từ nhiều nguồn, hơn nữa, quá trình họ chuyển từ ‘’ngủ''sang ‘’thức’’, hihihi... đúng là ko phải ko có nguồn mà làm thế nào để "thức" :P.
"Công việc cần con người hay con người đẻ ra công việc? " --> YT rất thích câu này. Theo cháu thấy thì BT cần con người có thực tài và tâm để làm việc và phát triển nhưng thực tế thì "con người đang đẻ ra công việc"
Theo cháu cảm nhận thì ko phải Bến Tre ko có đủ nguồn nhân lực (những người tuổi trẻ có tâm và có tài) vần đề ở chỗ là "người" sử dụng "nguồn" như thế nào?. Thường thì ở cỡ tuổi cuả cháu, đa phần những bạn trẻ khi muốn quay về quê để khởi nghiệp để cống hiến thì cũng hơi khó. Trong suy nghĩ cuả cháu, những bạn quay về và có "chỗ" yên ổn dưới quê toàn là những bạn có "gốc", thực tế là vậy.
Có 1 người bạn cuả cháu đã phát biểu như vầy "Thằng nào khôn cũng chết, thằng nào ngu cũng chết, thằng nào "biết" thì sống". Tui là thằng "biết". Và chỉ sau vài năm ra trường thì đã ngồi 1 vị trí khá cao trong tỉnh. Cháu chỉ nghe và cười mà miễn bình luận được.
Câu hỏi đặt ra là "đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh để làm gì? Và khi xây dựng nguồn thì những người đc chọn để đào tạo là những ai? Ai được chọn và ai được gởi? Và đào tạo như thế nào? Đào tạo ra sử dụng cho mục đích gì?
Hơi dài hơi, mong chú đừng chấp và nếu thấy ko ổn thì chú có thể xoá dùm cháu ạh :).
Cám ơn T đã quan tâm đến việc mà Chú ‘’ bất đắc dĩ’’ phải làm. T có nhiều ý tưởng sâu sắc thể hiện tấm lòng với quê mình như vậy là hạnh phúc lắm! Một tỉnh nhỏ, cái head của con người cũng nhỏ, những việc mà cháu gặp là thường tình. Chúng ta chờ. Chờ trong hy vọng và tin tưởng . Cứ nghĩ như vậy đi, cuộc đời nầy sẽ đẹp hơn! Đừng xóa, Chú cũng như Chú Bình, ai đến thăm nhà đều quý cả, chú sẽ lưu giữ những ý của cháu trong sự nâng niu, quý trọng. Mong rằng tết nầy chúng ta sẽ có dịp ngồi tám với nhau. Chú quan hệ nhiều, nhưng rất cần những người bạn tâm giao. Chúc T luôn khõe! NTP
Đăng nhận xét