Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012
tin buồn.
Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012
Lời ca buồn qua cầu Rạch Miễu
Cái giao tình đã đưa Anh-em mình đến với nhau… 6h sáng, thân già 78 tuổi lặn lội chân đất đi thăm em ….Xin phép huynh cho đệ được in bài nầy với tấm lòng trân trọng
Đàn bên giường bệnh
Xin phép Vương huynh cho đệ được in bài nầy
Thứ năm, ngày 03 tháng năm năm 2012
Đàn bên giường bệnh.
Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012
LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN
Đang có ý định tìm thợ cẩn ốc xà cừ làm 2 câu đối trên tấm gỗ.Tìm hoài, không biết để câu nào vào cho thích hợp… chọn 2 câu của Nguyễn Thiếp
Toán lai thế sự kim năng ngữ
筭 來 世 事 金 能 語 .
Thuyết đáo nhân tình kiếm dục minh
說 到 人 情 劍 慾 鳴..
hoặc 2 câu trong bài Hiệp khách hành của Lý Bạch
Sự liễu phất y khứ,
深 藏 身 與 名
Thâm tàng thân dữ danh.
Thấy không ổn… còn nhớ 2 câu nầy thì cái “ ..sân- si” của mình còn lớn quá.. . Bổng dưng, có Anh bạn mách cho 2 câu:
無 為 有 處 有 還 無.
GIẢ TÁC CHÂN THỜI, CHÂN DIỆC GIẢ;
VÔ VI HỮU XỨ, HỮU HOÀN VÔ .
Nghĩa:
Giả nghĩ thành chân, chân cũng giả,
Trong không có có, có lại không
Wau…! Phải nhờ Vương huynh xuống núi thôi…
Chữ Hán mà chỉ biết cái nghĩa đen bình thường cũng như ăn khoai lang… Sau khi lột hết lớp võ, là đến khoai! Là ăn ngon lành! Không! Tôi muốn biết, sau cái củ khoai đã lột võ để ăn được liền ấy là cái gì gì nữa??? Một tư tưởng, một hệ thống triết học, một quan niệm …! Biết là nó đấy, nhưng cụ thể như thế nào thì Vương huynh phải cho tiểu đệ biết thôi…
Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012
ĐỒ CỔ HAY ĐỒ CŨ
LẠC XUỐNG ÂM PHỦ
- Từ nguồn nào tới?
- Dạ! ... Dạ nguồn là sao à?
- Ngưồn là mi đi xuống đây từ nhà riêng ? trạm xá xã. ? Trung tâm y tế huyện? Bệnh viện tỉnh ? bệnh viện khu vực ? hay Trung ương ?
- Dạ, em xuất hành từ nhà riêng.
- Hừm! Nhà riêng mà không mang theo đồ đạc gì hết vậy ! Có Giấy giới thiệu không ?
Tên mặt ngựa thứ hai nói nhỏ :- Làm gì có giấy tờ ! Qua cầu Nại Hà thì những thứ đó đâu còn...nữa.. !
- Ừ...ừ quên mất, tại thói quen như hồi còn trên dương thế... xin lỗi....xin lỗi..
- Thế ! mi thuộc thành phần nào ?
- Dạ ??? hỏng hiểu
- Vậy mà cũng không biết... dân hay cán bộ Nhà nước
- Dạ ! trên giấy tờ, tôi ăn lương của nhà nước
- Lộn xộn quá ! khi thì xưng em, khi thì xưng tôi (Khoản nầy, lát nữa tôi tính sổ với anh sau...)
- Thế, ngoài giấy tờ thì anh ăn ở đâu ?
- Dạ... dạ, khoảng nầy.... khó nói ...
- Hứ ! gì mà khó, nói ngay...
- Dạ, em ăn từ nhiều nguồn
- Vậy sao ? nói cho rõ nghe coi..
- Lương nhà nước đâu có đủ sống, thành ra em phải bươi chảy bằng nhiều nghề... nghề nào có thu nhập chính đáng là em làm...
- Cũng được...ừ...ừ
Thấy gương mặt ngựa của hai gả kia tỏ ra thông cảm và giọng quát nạt có vẻ êm dịu hơn, tui bèn thắc mắc:
- Dạ, hai xếp điều tra lý lịch quá kỹ như vậy để làm chi..?
- Hỏi gì mậy! Tra cẩn thận để xếp chỗ ăn- ở cho mầy chứ gì...
- ??? Ủa! Nhận chỗ ở cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh xuất thân nữa à ?
- Vậy chứ sao! Nè! Nhìn kia.... Chỗ dãy nhà lá ọp ẹp đó là dành cho đám thứ dân “ trớt quớt”.. Còn chỗ dãy nhà cấp bốn có cửa màu xanh đó là dành cho cán bộ “phàm phàm”... Còn cái dãy lầu 3 tầng màu tím đó là dành cho các đại gia thuộc hàng VIP
- Bi giờ, mầy sẽ được xếp vào dãy nhà cấp 4 đó...Thôi đi nhanh để tới đó còn kịp làm thủ tục.
- Không! Tui không đi...
- Há ! thằng nầy ngon a! Tại sao không đi...
- Đối với tôi, hễ đến những chỗ nghỉ mới như thế nầy, thông thường thì có người ra đón. Ở những khu nghỉ dưỡng thì hay có xe điện đưa vào đến tận cửa thang máy... Tự đi như thế nầy, tui không quen...
Hai tên mặt ngựa lui ra xì xầm một lát rồi quay vào với bộ mặt tươi như tép mới đổ nò...
- Dạ! Xin lỗi, chúng tôi nhầm lẩn, đại gia phải ở khu vực VIP mới phải... Xin mời! Dạ để chúng em cho xe diện ra đón....
Hú vía! Mai quá,Thật ra mình chỉ là anh giáo quèn không có chức vụ gì hết. Nếu không nhạy bén “ xử lý tình huống” thì chắc phải ở bên trong dãy nhà lá tồi tàn kia rồi..
Cho hay, ở đâu cũng vậy... chỉ dân đen con đỏ là khổ và thiệt thòi nhiều nhất.
Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012
TỬNG TỬNG GẶP NHAU
Ái cha! Cái ý tưởng nầy nặng đầu đây?... Anh không chịu chấp nhận một sự ngượng ép nào cả. Tôn trọng sự thật. Thậm chí, có lúc tưởng như Anh quá máy móc, quá “sách vở” và cứ thế ung dung mà tiến… Gặp phải cái “ lắc léo” trong cuộc đời, Anh chỉ trả đủa bằng những nụ cười “ No four”( No: Không, Vô/ Four: Bốn,Tư; Không bốn = Vô tư) và cho qua tất cả…
Gần đây, Anh giật mình vì thấy tôi đòi hoài mà vẫn im hơi lặng tiếng bởi khi viết:
Hoang mang bơi giữa phàm trần
Trăm bờ ảo vọng nghìn tầng quạnh hiu
Tôi đòi 50% tiếp theo, Anh bảo, bi giờ mà viết tiếp, chẳng khác nào lấy keo dán sắt, dán cái bông khô năm trước với cành cây tươi năm nay...? Anh chịu và xin lỗi thiệt tình...Không làm được...
Tôi cũng vậy, có lần tiễn một cô bạn đồng nghiệp khó tính, sống độc thân 46 năm đi lấy chồng. Sau khi nói dông dài về chuyện con bướm vàng bị ” đột tử” bên bờ mù u, tôi xuống giọng:
Chợt nghe lá thức mùa thu
Dạo đầu những khúc tình ru muộn màng...
Nhiều người cố tra tôi – Còn 50% ở phần đầu thì sao? Tôi đành chịu...
- Không thể ép cho ra được... Cái đầu tôi cũng bị ” tửng tửng” thì biết làm sao bi giờ?
Lâu quá, không thấy cái đầu ”tửng tửng” ghé qua, bổng dưng thấy nhớ...
Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012
CHẢY ĐI SÔNG ƠI
Kỹ niệm không là gì
Khi lòng ta chối bỏ
Kỹ niệm là tất cả
Khi lòng ta cố quên
- Tại sao là cố quên?... ? ... càng cố quên thì lại càng nhớ hơn... cho nên nó là ... ‘’tất cả’’
Mỗi người trong tim, ai cũng có một dòng sông để thương nhớ. Sông, với tôi là nguồn sống, là những chuyến đi về mang đầy vị ngọt của quê nhà. Con sông phía trên Rạch Gầm Xoài mút, phía dưới Cù lao Năm thôn của tổng đốc Trần Bá Lộc mà sau nầy người ta gọi là Cồn Ngũ Hiệp. Bờ Bắc là quê Ngoại, bờ Nam là quê Nội. Lúc còn nhỏ, tôi hay bỏ những cuộc chơi để chạy riết ra mé sông nhìn những chiếc tàu xăng to đùng chạy về phía Nam Vang rồi lấy đất sét, tưởng tượng nắn lại những chiếc tàu ấy... tới những chi tiết không nhớ nổi nữa, mặt buồn hiu... thế là bỏ... Vậy đó, tuổi nhỏ ham chơi nhưng cũng chóng chán là vậy.
Lớn lên một chút, được cho đi tắm sông ? Hình như cũng chẳng có ai ra lệnh cho được đi tắm sông cả... chỉ biết tắm hoài không thấy bị đòn là chắc được cho phép rồi đó. Tắm hết biết! từ trưa tới xế với các trò chơi dưới nước cùng mấy đứa trong xóm. Về tới nhà với con mắt đỏ hoe, thế là bị đòn đã đít. Hứa đủ thứ, nhưng bữa sau lại tái phạm y chang...
Lớn một chút nữa, được cho đi dỡ chà với Dượng Hai. Mới đầu ngồi trên xuồng, lần lần cũng bị sai lội xuống nước... Trời lập đông của tháng Chạp lạnh cóng, nhìn xung quanh toàn là nước, lại ở khoảng giữa sông Cái, khúc chót Ngũ Hiệp, một phần sợ .. đủ thứ... vậy mà lần cũng quen để sau nầy trong vốn sống có thêm cái nghề dỡ chà giữa sông Cái...
Sau nầy, nhà ở hai bên bờ Nam- Bắc, chuyện đi về như cơm bữa. Có lúc, từ bờ Nam đi về tới nhà khoảng 2 giờ sáng, nghe lộp cộp dưới bến, Bà Già bưng đèn ra cho thấy đường đi lên kèm theo đó là những lời quở trách. Nghĩ lại hồi nhỏ gan thiệt. Con sông rộng hơn 2 cây số chớ ít gì. Vậy mà muốn đi là đi, gặp lúc trời giông Nam sóng lớn, xuồng trôi xuống gần 2 cây số nữa, phải núp trong các vịnh bơi lần lần lên về tới nhà gần sáng, bị chữi là đáng đời...
Bây giờ, mỗi khi đi ngang cầu Rạch Miễu, nhìn về phía thượng nguồn bổng thấy nao lòng và nhớ quá. Ở một nơi phía trên đó, có cái bến xuồng nhỏ đã cho tôi một chỗ đi về, có cây Săng máu để tôi trèo lên, nhảy xuống mỗi lần ra tắm, có những con đường tắt ngoằn ngoèo chạy ra mé sông gần nhất để coi tàu xăng chạy xịt khói...
Nhớ quá, càng cố quên lại càng nhớ... Ôi chùm khế ngọt ngào của tôi.
Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012
NGOẢNH LẠI
Hai ngày trước, TT ghé thăm…văng vẳng đâu đây tiếng “Đò ơi“ tha thiết. Lần nầy, hắn có vẻ mệt mõi bởi những chuyện sự vụ, chuyển kiểm định… Tiếc, tiếc cho một nhân chứng sống về quá trình lớn lên từng bước của một Ngành GD huyện bi giờ phải lui về một góc” Sân trâu” làm Tư lịnh một đơn vị… Đò ơi…( Thèm lắm được nghe tiếng “đò ơi” 1 lần nữa của TT)
Sáng nay, 2 lớp HT tổng kết, không có mình? Ngộ nhỉ? Không sao! Rồi thì cũng xong thôi… "laissez passer "mà !
Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012
NGỦ MÓT- SỐNG MÒN
Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012
CÂU ĐỐI "NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA "CÓ PHẢI CỦA CAO BA QUÁT?
十 載 輪 交 求 古 劍
VŨ QUỐC TUẤN (Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Lâu nay, hầu hết các sách báo, tài liệu đều cho rằng hai câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Giao hảo mười năm tìm kiếm cổ/ Một đời chỉ cúi trước hoa mai) là của Cao Bá Quát.
Từ điển Bách khoa toàn thư (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam), tại mục từ Hoa mai có đoạn: “Mai là biểu tượng của vẻ đẹp trong sáng, thanh tao, của tinh thần kiên cường bất khuất. Với ý nghĩa đó, những nhà văn hóa Việt Nam như Nguyễn Du đã từng viết: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, Cao Bá Quát: “Bái phục một hoa mai”, và Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngẩng đầu, Mặt Trời đỏ; Bên suối, một cành mai”.
“Bái phục một hoa mai” chính là giảng nghĩa cụm từ “bái mai hoa” trong câu đối đang xét.
GS Vũ Khiêu trong sách Thơ văn Cao Bá Quát (Nhiều tác giả, NXB Văn học, 1984) cũng dẫn câu đối này và bình: “Hai câu đối rất được truyền tụng này của Cao Bá Quát đã phản ánh đầy đủ tinh thần phản kháng của ông. Chúng vừa nói lên khí phách anh hùng, quyết tâm đứng lên trừ bạo cứu dân, vừa bộc lộ một tâm hồn trong sạch thanh cao, đẹp như hoa mai trắng”.
Tuy nhiên, Tảo Trang trong “Một số tư liệu về thơ văn Cao Bá Quát” (Tạp chí Văn học số 38 tháng 2 năm 1963) và Hoa Bằng trong “Một vài tìm tòi về đôi câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát” (Tạp chí văn học số 134 tháng 3-4 năm 1972) đã nói khác. Hai tác giả đã dẫn nội dung trong cuốn “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (sách viết tay của Thư viện Khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b) để chứng minh câu đối đang xét không phải của Cao Bá Quát mà là của Tri phủ Hán Dương nhà Thanh là Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tư Giản (1823-1890) khi ông này đi sứ sang Tàu.
Theo “Như Thanh nhật ký” (tác phẩm của tập thể Sứ bộ tâu báo lên nhà vua sau khi hoàn thành chuyến đi sứ sang Thanh), năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn Sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh gồm: Chánh sứ Lê Tuấn, Phó sứ thứ nhất Nguyễn Tử Giản và Phó sứ thứ hai Hoàng Tịnh. Khi đến huyện thành Hà Dương, tỉnh Hồ Bắc, Sứ bộ Việt Nam được viên Tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng ba vị Chánh, Phó sứ, mỗi người một câu đối riêng. Câu đối tặng cho Nguyễn Tư Giản chính là câu đang xét.
Như vậy, câu đối nói về chuyện “bái phục một hoa mai” xuất hiện vào năm 1868, thế nhưng, 14 năm trước đó, họ Cao đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương bất thành (Giáp Dần 1854) thì làm sao có thể sáng tác ra câu đối bất hủ này?
Nói thêm, hiện có một số tài liệu cho rằng câu đối đang xét là hai câu sau của một bài tứ tuyệt của Cao Bá Quát (như Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia): “Kinh thế hữu tài giai bách luyện/ Độc thư vô tự bất thiên kim/ Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Hai câu đầu nghĩa là: Người làm kinh bang tế thế (muốn) có tài phải qua trăm luyện/ Kẻ đọc sách không (hiểu) chữ thì không thành ngàn vàng.
Rõ ràng đây chỉ đơn thuần là một sự gán ghép. 4 câu nói trên không thể là một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh, bởi nó mắc hai lỗi cực kỳ quan trọng trong luật Đường thi: Thất vận (câu 2 không bắt vần với câu 4) và thất niêm (chữ thứ hai câu 2 không cùng thanh với chữ thứ hai câu 3).
ĐNCT
Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012
NGÀY 26 THÁNG CHẠP
Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012
BỎ LẠI SAU LƯNG
(Mấy câu nầy của ai không thể nào nhớ nổi, nó chui vào đầu mình lúc nào không rõ… Chỉ biết chắc chắc chắn đây không phải là con mình…)
Hay quên đi như bụi phấn này xưa
Thời gian qua giọng Thầy vang ở đó
Còn gì không hay một âm thừa?
Tiếng trống ban mai, áo trắng ngập ngừng
Lối cát buồn chợt nức nỡ buân khuâng
Thầy cúi xuống nghe lòng mình nặng trĩu
……..
Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012
THÔI THẾ LÀ XONG
Từ nay về sau nầy, ta sẽ hiện hữu trong cuộc đời nầy với một tư cách khác. Việc đã qua trong gần hết đời người xin được mượn ý thơ của Lý Bạch trong bài “ Hiệp khách hành“
事 了 拂 衣 去
Sự liễu phất y khứ,
Tạm dịch:
Thế là xong câu chuyện về một cuộc tình …
Thế là xong…
Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012
MỘT CÂU CHUYỆN VỀ VÔ THƯỜNG
Cao phi diễn tẩu giả nan tàng
Tay không mãn kiếp vẫn hoàn tay không